Voọc mũi hếch có tên khoa học là Rhinopithecus avunculus. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam và là một trong số 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất thế giới. (Nguồn Vnexpress)Ở nước ta, voọc mũi hếch phân bố ở Quảng Ninh, Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái. Chúng thường sống trên những tầng cây cao do bản tính nhút nhát. (Nguồn Dantri)Voọc mũi hếch có bộ lông màu nâu đen, lông trên đầu và quanh mặt có màu trắng nhạt. Đuôi dài hơn thân. Thức ăn chủ yếu của voọc mũi hếch là chồi non, lá cây và quả cây. (Nguồn Vnexpress)Số lượng cá thể voọc mũi hếch chỉ còn dưới 200 cá thể trong tự nhiên và thường sống theo đàn từ 7 con đến 20 con. (Nguồn Nld)Kẻ thù chủ yếu của voọc mũi hếch ngoài thiên nhiên là các loài thú cỡ lớn. (Nguồn Thoibaotaichinhvietnam)Ở Việt Nam có một khu bảo tồn loài voọc mũi hếch có tên là “Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mũi hếch Hà Giang” với tổng diện tích 2.000ha, tọa lạc tại tỉnh Hà Giang. (Nguồn Vietnamplus)Voọc mũi hếch đã được xếp vào mức độ cực kỳ nguy cấp trong danh mục Sách đỏ về các loài bị đe dọa của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên thế giới và trong Sách đỏ Việt Nam. (Nguồn Thanhnien)
Voọc mũi hếch có tên khoa học là Rhinopithecus avunculus. Đây là loài đặc hữu của Việt Nam và là một trong số 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất thế giới. (Nguồn Vnexpress)
Ở nước ta, voọc mũi hếch phân bố ở Quảng Ninh, Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái. Chúng thường sống trên những tầng cây cao do bản tính nhút nhát. (Nguồn Dantri)
Voọc mũi hếch có bộ lông màu nâu đen, lông trên đầu và quanh mặt có màu trắng nhạt. Đuôi dài hơn thân. Thức ăn chủ yếu của voọc mũi hếch là chồi non, lá cây và quả cây. (Nguồn Vnexpress)
Số lượng cá thể voọc mũi hếch chỉ còn dưới 200 cá thể trong tự nhiên và thường sống theo đàn từ 7 con đến 20 con. (Nguồn Nld)
Kẻ thù chủ yếu của voọc mũi hếch ngoài thiên nhiên là các loài thú cỡ lớn. (Nguồn Thoibaotaichinhvietnam)
Ở Việt Nam có một khu bảo tồn loài voọc mũi hếch có tên là “Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mũi hếch Hà Giang” với tổng diện tích 2.000ha, tọa lạc tại tỉnh Hà Giang. (Nguồn Vietnamplus)
Voọc mũi hếch đã được xếp vào mức độ cực kỳ nguy cấp trong danh mục Sách đỏ về các loài bị đe dọa của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên thế giới và trong Sách đỏ Việt Nam. (Nguồn Thanhnien)