Ruồi giấm là sinh vật nhỏ, có thẻ đạt chiều dài 2,5mm. Con cái to hơn con đực một chút. Đôi mắt của ruồi giấm màu đỏ và cơ thể màu be, có lông với những đường vân ngang màu đen trên bụng. Đặc biệt, chân của ruồi giấm có lớp dính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người.Ruồi giấm đập cánh 220 lần/giây. Đôi mắt của nó có tới 760 thấu kính riêng biệt và ⅔ bộ não của nó chịu trách nhiệm xử lý chức năng thị giác. Thức ăn của ruồi giấm là vi khuẩn và đường từ những loại rau quả thối.Ruồi giấm sinh sản rất nhanh. Chúng thường đẻ trứng với số lượng lớn và dễ nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Vì vậy mà ruồi giấm thường được sử dụng trong các thí nghiệm về gen, tiến hóa và thần kinh học.Mặc dù ruồi giấm chỉ có 4 nhiễm sắc thể nhưng bộ gen của nó lại khá tương đồng với bộ gen của con người. 75% bệnh liên quan đến gen ở người có thể được kiểm tra thử nghiệm ở một con ruồi giấm. Ngoài ra, ruồi giấm còn được sử dụng trong các nghiên cứu về các bệnh như Parkinson, Alzheimer, lão hóa, ung thư, miễn dịch, lạm dụng rượu và thuốc,...Vòng đời của ruồi giấm bao gồm 4 giai đoạn phát triển. Tùy thuộc vào nhiệt độ, loài vật này mất từ 7 ngày đến 50 ngày để phát triển từ trứng thành ruồi trưởng thành.
Ruồi giấm là sinh vật nhỏ, có thẻ đạt chiều dài 2,5mm. Con cái to hơn con đực một chút. Đôi mắt của ruồi giấm màu đỏ và cơ thể màu be, có lông với những đường vân ngang màu đen trên bụng. Đặc biệt, chân của ruồi giấm có lớp dính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người.
Ruồi giấm đập cánh 220 lần/giây. Đôi mắt của nó có tới 760 thấu kính riêng biệt và ⅔ bộ não của nó chịu trách nhiệm xử lý chức năng thị giác. Thức ăn của ruồi giấm là vi khuẩn và đường từ những loại rau quả thối.
Ruồi giấm sinh sản rất nhanh. Chúng thường đẻ trứng với số lượng lớn và dễ nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Vì vậy mà ruồi giấm thường được sử dụng trong các thí nghiệm về gen, tiến hóa và thần kinh học.
Mặc dù ruồi giấm chỉ có 4 nhiễm sắc thể nhưng bộ gen của nó lại khá tương đồng với bộ gen của con người. 75% bệnh liên quan đến gen ở người có thể được kiểm tra thử nghiệm ở một con ruồi giấm. Ngoài ra, ruồi giấm còn được sử dụng trong các nghiên cứu về các bệnh như Parkinson, Alzheimer, lão hóa, ung thư, miễn dịch, lạm dụng rượu và thuốc,...
Vòng đời của ruồi giấm bao gồm 4 giai đoạn phát triển. Tùy thuộc vào nhiệt độ, loài vật này mất từ 7 ngày đến 50 ngày để phát triển từ trứng thành ruồi trưởng thành.