Có hơn 200 loài sóc trên thế giới, ngoại trừ Australia. Sóc xám phương Đông có nguồn gốc từ miền đông và miền trung tây Mỹ và các miền đông của Canada. Loài sóc đáng yêu có nhiều đặc điểm khác khiến người ta mê mệt.Loài sóc nhỏ nhất là sóc lùn châu Phi với chiều dài chỉ khoảng 12cm từ mũi đến đuôi.Mặt khác, loài sóc có kích thước khổng lồ nhất hành tinh là sóc Ấn Độ với cơ thể có thể dài tới 1,5m và là loài rất đáng sợ.Tương tự như các loài gặm nhấm khác, bốn chiếc răng cửa của sóc không bao giờ ngừng phát triển nên chúng lúc nào cũng cần cắn hoặc gặm nhấm cái gì đó.Sóc đất có chế độ ăn uống gồm các loại hạt, lá, rễ, hạt giống, và cây trồng khác; ngoài ra, chúng cũng bắt và ăn các sinh vật như côn trùng và sâu bướm. Trong khi đó, sóc cây lại lang thang trên mặt đất tìm kiếm các loại hạt, quả và hoa, đồng thời ăn cả vỏ cây, trứng, hoặc chim non.Chiếc đuôi được sóc tận dụng vào rất nhiều việc, gồm: giữ cơ thể thăng bằng, tự tạo bóng râm cho bản thân, biến đuôi thành ô tránh mưa, thành chăn khi lạnh hay thành bánh lái khi bơi.Đối với một số loài sóc, nhựa cây cũng là một món ăn được chúng yêu thích.Ngoài sóc đất và sóc cây, thế giới các loài sóc còn phong phú hơn với loài sóc bay độc đáo. Chúng có lớp màng giữa các ngón tay, ngón chân và cơ thể nên có thể lướt nhẹ nhàng trong không trung và nhảy từ cây này sang cây khác với khoảng cách 45m.Sóc mẹ thường sinh từ 2-8 con non mỗi lứa. Sóc con mới ra đời chỉ dài khoảng 2,5cm, hoàn toàn mù nên phụ thuộc vào mẹ suốt 2-3 tháng đầu đời.Một số loài sóc còn có khả năng đánh hơi được thức ăn vùi sâu dưới lớp tuyết dày. Khi phát hiện ra, chúng sẽ đào hang xuống tuyết để tìm bằng được thức ăn đó.Tuy vất vả nhưng kho báu thức ăn mà nó vừa đào được không phải lúc nào cũng thuộc về riêng nó mà có thể mất tới 1/4 cho những con sóc khác.Khi gặp kẻ thù, con sóc cố gắng trốn thoát bằng cách dốc sức chạy nhưng vẫn đủ khôn khéo đến mức chạy ngoằn ngoèo để tránh những cú vồ mồi của kẻ thù.Để bảo vệ lượng thức ăn khó khăn mới kiếm được khỏi những kẻ trộm láu cá, sóc còn láu cá hơn bằng cách giả vờ đào hố rồi lấp lại mặc dù thực chất chúng không cất giữ một chút thức ăn nào ở đó.Nhờ thói quen ăn hạt, quả, sóc là một trong những loài hữu ích góp công lớn vào việc trồng cây gây rừng.Trong vương quốc sóc, loài đáng yêu nhất chính là loài sóc đỏ Âu-Á. Tuy nhiên, chúng đang bị cạnh tranh gay gắt bởi loài sóc xám.Ngoài ra, loài sóc lùn Nhật Bản cũng vô cùng đáng yêu.
Có hơn 200 loài sóc trên thế giới, ngoại trừ Australia. Sóc xám phương Đông có nguồn gốc từ miền đông và miền trung tây Mỹ và các miền đông của Canada. Loài sóc đáng yêu có nhiều đặc điểm khác khiến người ta mê mệt.
Loài sóc nhỏ nhất là sóc lùn châu Phi với chiều dài chỉ khoảng 12cm từ mũi đến đuôi.
Mặt khác, loài sóc có kích thước khổng lồ nhất hành tinh là sóc Ấn Độ với cơ thể có thể dài tới 1,5m và là loài rất đáng sợ.
Tương tự như các loài gặm nhấm khác, bốn chiếc răng cửa của sóc không bao giờ ngừng phát triển nên chúng lúc nào cũng cần cắn hoặc gặm nhấm cái gì đó.
Sóc đất có chế độ ăn uống gồm các loại hạt, lá, rễ, hạt giống, và cây trồng khác; ngoài ra, chúng cũng bắt và ăn các sinh vật như côn trùng và sâu bướm. Trong khi đó, sóc cây lại lang thang trên mặt đất tìm kiếm các loại hạt, quả và hoa, đồng thời ăn cả vỏ cây, trứng, hoặc chim non.
Chiếc đuôi được sóc tận dụng vào rất nhiều việc, gồm: giữ cơ thể thăng bằng, tự tạo bóng râm cho bản thân, biến đuôi thành ô tránh mưa, thành chăn khi lạnh hay thành bánh lái khi bơi.
Đối với một số loài sóc, nhựa cây cũng là một món ăn được chúng yêu thích.
Ngoài sóc đất và sóc cây, thế giới các loài sóc còn phong phú hơn với loài sóc bay độc đáo. Chúng có lớp màng giữa các ngón tay, ngón chân và cơ thể nên có thể lướt nhẹ nhàng trong không trung và nhảy từ cây này sang cây khác với khoảng cách 45m.
Sóc mẹ thường sinh từ 2-8 con non mỗi lứa. Sóc con mới ra đời chỉ dài khoảng 2,5cm, hoàn toàn mù nên phụ thuộc vào mẹ suốt 2-3 tháng đầu đời.
Một số loài sóc còn có khả năng đánh hơi được thức ăn vùi sâu dưới lớp tuyết dày. Khi phát hiện ra, chúng sẽ đào hang xuống tuyết để tìm bằng được thức ăn đó.
Tuy vất vả nhưng kho báu thức ăn mà nó vừa đào được không phải lúc nào cũng thuộc về riêng nó mà có thể mất tới 1/4 cho những con sóc khác.
Khi gặp kẻ thù, con sóc cố gắng trốn thoát bằng cách dốc sức chạy nhưng vẫn đủ khôn khéo đến mức chạy ngoằn ngoèo để tránh những cú vồ mồi của kẻ thù.
Để bảo vệ lượng thức ăn khó khăn mới kiếm được khỏi những kẻ trộm láu cá, sóc còn láu cá hơn bằng cách giả vờ đào hố rồi lấp lại mặc dù thực chất chúng không cất giữ một chút thức ăn nào ở đó.
Nhờ thói quen ăn hạt, quả, sóc là một trong những loài hữu ích góp công lớn vào việc trồng cây gây rừng.
Trong vương quốc sóc, loài đáng yêu nhất chính là loài sóc đỏ Âu-Á. Tuy nhiên, chúng đang bị cạnh tranh gay gắt bởi loài sóc xám.
Ngoài ra, loài sóc lùn Nhật Bản cũng vô cùng đáng yêu.