Dean’s Blue Hole (Long Island, Bahamas): Ở độ sâu xấp xỉ 200 m, đây được coi là hố sụt sâu nhất thế giới với miệng hố nằm dưới mặt nước. Nằm ở vịnh gần thị trấn Clarence ở Long Island, đường kính của hố vào khoảng 25 – 35m. Hố sụt có thể nhìn rất rõ bằng mắt thường do có màu xanh thẫm tương phản với mặt nước biển. Mỏ đồng Birmingham Canyon (Salt Lake, Utah): Mỏ có chiều rộng 4 km, nằm tại dãy núi Oquirrh ngoại thành thành phố Salt Lake. Đây là nơi khai thác đồng có quy mô lớn từ năm 1906. Mỏ được coi là di tích lịch sử quốc gia từ năm 1966 và là mỏ đồng lớn nhất thế giới. Khách du lịch có thể ghé thăm từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm.
Chand Baori (Abhaneri, Ấn Độ): Ở bang Rajasthan của Ấn Độ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng giếng có bậc thang lớn nhất đất nước. Chand Baori được xây dựng khoảng những năm 800 – 900 sau Công nguyên với mục đích trữ nước trong mùa mưa cho khu vực khô cằn. 3 mặt của giếng bao gồm 3.500 bậc thang với độ sâu hơn 30 m. Mặt thứ 4 của giếng là một ngôi đền. Chand Baori thờ một vị thần Hindu có tên Harshat Mata, là vị thần của niềm vui và hạnh phúc. Mỏ Kimberley (Nam Phi): Ở độ sâu 213 m và chiều rộng 463 m, thật khó tin hố khổng lồ này từng là một quả đồi. Hơn 2.722 kg kim cương từng được tìm thấy ở đây, và có đến 50.000 thợ mỏ đào bới nơi này trong cùng một thời điểm. Mỏ kim cương này là mỏ lớn nhất được đào bằng tay trên thế giới. Cánh cửa địa ngục (Derweze, Turkmenistan): Khu vực ám quẻ này bắt đầu bốc cháy từ năm 1971 do khí gas tích tụ ở sa mạc Karrakum gần Derweze, Turkmenistan. Hố rộng 70 m, sâu 20 m và bắt đầu sôi liên tục từ khi nhà địa chất người Xô Viết khai hỏa khi khoan khí ga. Hố Berkeley (Butte, Montana) là một mỏ đồng sâu hơn 518 m. Sau khi mỏ đóng cửa năm 1982, hố bắt đầu ngập nước và nhiễm kim loại, hóa chất nặng từ bờ đá bao quanh. Khu vực này không thích hợp để bơi, nhưng được mở cửa cho du khách thưởng ngoạn.
Hồ Đỏ (Imotski, Croatia): Đây là một hồ đá vôi nằm trong hố sụt lớn thứ 3 thế giới với độ sâu 518 m. Vách hồ có trữ lượng ôxit sắt cùng màu nâu đỏ của đá làm cho hồ có tên gọi là hồ Đỏ. Mỏ kim cương Diavik (Tây Bắc Canada): Mỏ này chỉ có thể tiếp cận qua đường hàng không khi đường bộ bị đóng băng. Mỏ sâu 183 m, được khai thác từ năm 2003 và cho 1.497 kg kim cương trung bình mỗi năm. Hố xanh khổng lồ (Belize): Là một trong những hố đại dương rộng nhất thế giới, Great Blue Hole rộng gần 304 m, sâu 122 m. Hố có vách đá ngầm phát sáng nhờ cát và san hô, trong khi nước màu xanh thẫm.
Dean’s Blue Hole (Long Island, Bahamas): Ở độ sâu xấp xỉ 200 m, đây được coi là hố sụt sâu nhất thế giới với miệng hố nằm dưới mặt nước. Nằm ở vịnh gần thị trấn Clarence ở Long Island, đường kính của hố vào khoảng 25 – 35m. Hố sụt có thể nhìn rất rõ bằng mắt thường do có màu xanh thẫm tương phản với mặt nước biển.
Mỏ đồng Birmingham Canyon (Salt Lake, Utah): Mỏ có chiều rộng 4 km, nằm tại dãy núi Oquirrh ngoại thành thành phố Salt Lake. Đây là nơi khai thác đồng có quy mô lớn từ năm 1906. Mỏ được coi là di tích lịch sử quốc gia từ năm 1966 và là mỏ đồng lớn nhất thế giới. Khách du lịch có thể ghé thăm từ tháng 4 đến tháng 10 hằng năm.
Chand Baori (Abhaneri, Ấn Độ): Ở bang Rajasthan của Ấn Độ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng giếng có bậc thang lớn nhất đất nước. Chand Baori được xây dựng khoảng những năm 800 – 900 sau Công nguyên với mục đích trữ nước trong mùa mưa cho khu vực khô cằn. 3 mặt của giếng bao gồm 3.500 bậc thang với độ sâu hơn 30 m. Mặt thứ 4 của giếng là một ngôi đền. Chand Baori thờ một vị thần Hindu có tên Harshat Mata, là vị thần của niềm vui và hạnh phúc.
Mỏ Kimberley (Nam Phi): Ở độ sâu 213 m và chiều rộng 463 m, thật khó tin hố khổng lồ này từng là một quả đồi. Hơn 2.722 kg kim cương từng được tìm thấy ở đây, và có đến 50.000 thợ mỏ đào bới nơi này trong cùng một thời điểm. Mỏ kim cương này là mỏ lớn nhất được đào bằng tay trên thế giới.
Cánh cửa địa ngục (Derweze, Turkmenistan): Khu vực ám quẻ này bắt đầu bốc cháy từ năm 1971 do khí gas tích tụ ở sa mạc Karrakum gần Derweze, Turkmenistan. Hố rộng 70 m, sâu 20 m và bắt đầu sôi liên tục từ khi nhà địa chất người Xô Viết khai hỏa khi khoan khí ga.
Hố Berkeley (Butte, Montana) là một mỏ đồng sâu hơn 518 m. Sau khi mỏ đóng cửa năm 1982, hố bắt đầu ngập nước và nhiễm kim loại, hóa chất nặng từ bờ đá bao quanh. Khu vực này không thích hợp để bơi, nhưng được mở cửa cho du khách thưởng ngoạn.
Hồ Đỏ (Imotski, Croatia): Đây là một hồ đá vôi nằm trong hố sụt lớn thứ 3 thế giới với độ sâu 518 m. Vách hồ có trữ lượng ôxit sắt cùng màu nâu đỏ của đá làm cho hồ có tên gọi là hồ Đỏ.
Mỏ kim cương Diavik (Tây Bắc Canada): Mỏ này chỉ có thể tiếp cận qua đường hàng không khi đường bộ bị đóng băng. Mỏ sâu 183 m, được khai thác từ năm 2003 và cho 1.497 kg kim cương trung bình mỗi năm.
Hố xanh khổng lồ (Belize): Là một trong những hố đại dương rộng nhất thế giới, Great Blue Hole rộng gần 304 m, sâu 122 m. Hố có vách đá ngầm phát sáng nhờ cát và san hô, trong khi nước màu xanh thẫm.