Hạc trắng là loài chim rất phổ biến ở Ba Lan, thậm chí nó đã trở thành biểu tượng. Có khoảng 23% dân số loài này trên toàn thế giới (khoảng 52.000 cặp) sống ở Ba Lan vào mùa xuân và mùa hè. Trước mùa đông, loài này sẽ bay đến các nước nóng ở châu Phi. Loài hạc trắng là một loài chim lớn trong Chi Hạc thuộc họ Hạc. Nó có sải cánh dài gần 200 cm và trọng lượng khoảng 4 kg. Bộ lông của nó chủ yếu là màu trắng, với ít màu đen trên đôi cánh. Hạc trắng trưởng thành có đôi chân dài và mỏ đỏ, chiều dài từ chóp mỏ đến cuối đuôi trung bình 100–115 cm với một sải cánh dài 195–215 cm. Hạc trắng được đánh giá là loài rất hữu ích vì chúng ăn những loài có hại như chuột chũi, chuột đồng. Loài này cũng ăn những loài rắn nhỏ, thằn lằn, ếch và thậm chí những con thỏ nhỏ. Loài động vật này là loài sống theo cặp, chúng sống với nhau trọn đời. Cả hai thành viên sẽ xây dựng một tổ bằng que lớn, có thể được sử dụng trong nhiều năm. Loài hạc trắng có thể làm ra những chiếc tổ rất vững chắc. Ở Ba Lan, chúng làm tổ chủ yếu vào cột điện. Có tổ được sử dụng tới 400 năm. Ở Ba Lan, hạc trắng có ý nghĩa văn hóa rất lớn. Trong các tôn giáo cũ, người ta tin hạc trắng sẽ đưa linh hồn đến thiên đường. Hạc trắng được cho là loài chim mang lại may mắn. Đối với người Ba Lan, việc nhìn thấy hạc trắng là điều tuyệt vời, nhất là trong mùa xuân – mùa của sự tươi mới. Mỗi năm, hạc trắng mái có thể đẻ một lứa 4 trứng, nở không đồng thời khoảng 33-34 ngày sau khi đẻ. Hạc cha và mẹ sẽ thay phiên nhau ấp trứng và tìm thức ăn nuôi con non. Con non rời khỏi tổ 58-64 ngày sau khi nở, và tiếp tục được nuôi dưỡng bởi cha mẹ cho thêm 7-20 ngày nữa.
Hạc trắng là loài chim rất phổ biến ở Ba Lan, thậm chí nó đã trở thành biểu tượng. Có khoảng 23% dân số loài này trên toàn thế giới (khoảng 52.000 cặp) sống ở Ba Lan vào mùa xuân và mùa hè. Trước mùa đông, loài này sẽ bay đến các nước nóng ở châu Phi.
Loài hạc trắng là một loài chim lớn trong Chi Hạc thuộc họ Hạc. Nó có sải cánh dài gần 200 cm và trọng lượng khoảng 4 kg. Bộ lông của nó chủ yếu là màu trắng, với ít màu đen trên đôi cánh.
Hạc trắng trưởng thành có đôi chân dài và mỏ đỏ, chiều dài từ chóp mỏ đến cuối đuôi trung bình 100–115 cm với một sải cánh dài 195–215 cm.
Hạc trắng được đánh giá là loài rất hữu ích vì chúng ăn những loài có hại như chuột chũi, chuột đồng. Loài này cũng ăn những loài rắn nhỏ, thằn lằn, ếch và thậm chí những con thỏ nhỏ.
Loài động vật này là loài sống theo cặp, chúng sống với nhau trọn đời. Cả hai thành viên sẽ xây dựng một tổ bằng que lớn, có thể được sử dụng trong nhiều năm.
Loài hạc trắng có thể làm ra những chiếc tổ rất vững chắc. Ở Ba Lan, chúng làm tổ chủ yếu vào cột điện. Có tổ được sử dụng tới 400 năm.
Ở Ba Lan, hạc trắng có ý nghĩa văn hóa rất lớn. Trong các tôn giáo cũ, người ta tin hạc trắng sẽ đưa linh hồn đến thiên đường.
Hạc trắng được cho là loài chim mang lại may mắn. Đối với người Ba Lan, việc nhìn thấy hạc trắng là điều tuyệt vời, nhất là trong mùa xuân – mùa của sự tươi mới.
Mỗi năm, hạc trắng mái có thể đẻ một lứa 4 trứng, nở không đồng thời khoảng 33-34 ngày sau khi đẻ.
Hạc cha và mẹ sẽ thay phiên nhau ấp trứng và tìm thức ăn nuôi con non.
Con non rời khỏi tổ 58-64 ngày sau khi nở, và tiếp tục được nuôi dưỡng bởi cha mẹ cho thêm 7-20 ngày nữa.