Nghệ sĩ Christopher Stoll không chỉ giải phẫu sinh vật Pokemon mà ông còn mô tả chi tiết cấu tạo đặc biệt các cơ quan và hệ thống thần kinh cũng như năng lực của những Pokemon này, khiến nhiều người kinh ngạc. Trong ảnh là Bulbasaur (Khủng long củ mầm) là từ ghép của hai từ “Bulb” (củ mầm) và “saur” (hậu tố chỉ loài thằn lằn, bò sát). Ngay sau khi vừa nở, một hạt mầm được cấy lên lưng Bulbasaur. Trong suốt thời gian sơ sinh, hạt mầm liên tục quang hợp để cung cấp chất dinh dưỡng cho Pokemon này. Khi đã cứng cáp, chính những dưỡng chất Bulbasaur hấp thụ từ thức ăn và việc quang hợp cũng góp phần nuôi lớn hạt mầm từng ngày, cho đến khi phát triển thành nụ mầm. Nụ mầm này như chiếc túi nhỏ chứa nhiều hạt giống giàu dưỡng chất. Trong hoang dã, Bulbasaur hết sức điềm đạm và rất khó thu phục. Tuy vậy, một khi đã đồng hành cùng huấn luyện viên của mình thì Pokemon này cực kỳ trung thành cho dù có bị chủ nhân bỏ rơi. (Nguồn Bored Panda)Charmander (Kỳ nhông đốt lửa) là từ ghép của từ “Char” (thiêu, đốt) và từ “salamander” (con kỳ nhông). Ngay từ khi mới nở, chóp đuôi của Charmander đã có một ngọn lửa nhỏ luôn cháy. Theo giải phẫu Pokemon, ngọn lửa này như một thông báo cho biết Charmander đang buồn hay vui, ốm yếu hay khỏe mạnh. Khi vui, lửa ở chóp đuôi cháy sáng mạnh, khi yếu, lửa gần như tắt đi, lúc khỏe mạnh hay giận dữ, lửa cháy rừng rực. Nếu ngọn lửa ở đuôi của Charmander tắt, đó cũng là lúc sinh vật Pokemon này từ giã cõi đời. Mang tập tính bầy đàn, Charmander sẽ kêu gọi đồng loại khi tìm thấy nguồn thức ăn. Do ưa thích khí hậu khô cằn, các huấn luyện viên có thể tìm thấy chú thằn lằn này ở những khu vực núi đá. (Nguồn Bored Panda)Pikachu là từ ghép từ hai từ tượng thanh của Nhật là pikapika (tiếng điện tí tách) và chuchu (tiếng chuột chút chít). Pikachu là một loài gặm nhấm với thân hình lùn và nhỏ. Pikachu rất dễ nhận ra bởi thân hình toàn màu vàng, với đôi tai dài và những sọc đen sau lưng, cạnh cái đuôi như tia điện xẹt. Chúng tích trữ nguồn điện bằng hai đốm trên má. Có mối quan hệ chặt chẽ với điện, bản thân Pikachu rất nhạy cảm với điện trường, từ trường hoặc điện từ trường. Nếu ở gần vùng có điện từ trường mạnh, Pikachu sẽ bị mắc một chứng bệnh gần giống với bệnh cảm ở người. Là loài Pokemon rất thông minh và có tổ chức, Pikachu sống thành từng đàn trong các khu rừng, nơi chúng phân công nhau hái lượm, rồi dùng điện nướng chín trái mọng mới ăn. Khi bất kỳ Pikachu nào trong đàn bệnh hay yếu, các con khỏe mạnh hơn sẽ dùng đuôi để nạp điện cho đồng bọn. Tuy nhiên, nếu cả đàn Pikachu phấn khích hay tức giận, điện của chúng có thể gây ra một cơn bão sấm sét. (Nguồn Bored Panda)Jigglypuff có tên được ghép bởi từ jiggly (đưa đẩy) và puff (bánh xốp), ý chỉ mềm mềm. Sinh vật Pokemon này có bề ngoài khá đáng yêu, hình dáng giống như một quả bóng màu hồng. Sở hữu khả năng tự bơm phồng không khí vào cơ thể, nhờ đó mà nó có thể hát ru rất lâu. Đôi mắt của Jigglypuff có chứa tiên thuật, ai nhìn đôi mắt tròn dễ thương của Jigglypuff nó sẽ lập tức muốn hát. Khi hát Pokemon này cũng xoay tròn đôi mắt to của mình. Jigglypuff có khả năng điều chỉnh bước sóng khiến đối phương buồn ngủ nhất. Sóng âm từ ca khúc của nó trùng với sóng não của một người đang ngủ sâu. Khi hát Jigglypuff không bao giờ dừng lại để thở. Nếu trong trận đánh gặp phải kẻ thù khó ru ngủ, Jigglypuff không thể thở và có thể nguy hiểm tính mạng. (Nguồn Bored Panda)Squirtle, đây là Pokemon có tên được ghép từ squirt (toé nước) và turtle (con rùa): Rùa toé nước. Lúc mới nở, mai của Squirtle khá mềm, dần dần nó cứng lại và đạt độ đàn hồi nhất định, sự đàn hồi này khiến đòn tấn công trực tiếp của đối thủ thường bị bật ngược trở lại với lực rất mạnh. Squirtle không chỉ dùng mai để phòng thủ mà còn tấn công, bơi lội và nghỉ ngơi. Trong chiến đấu, Squirtle có thể rút toàn thân vào mai để giảm thiểu sát thương, đòn tấn công của Squirtle là đòn phun nước với áp suất cao có thể làm tổn thương đối thủ hay làm tê liệt con mồi. (Nguồn Bored Panda)Pokemon Koffing là cách đọc trại ra từ Coughing, tên tiếng Nhật là Dogars. Koffing có hình dạng như một quả bóng bay kinh dị có lớp da mỏng và chứa trong người các loại khí gas độc tính cao. Vì Koffing trữ trong người nhiều loại khí gas độc hại khác nhau, nó rất dễ phát nổ không báo trước, đặc biệt là ở những nơi nóng bức. Khí gas của Koffing có mùi rất khó chịu, có thể gây sổ mũi, ho và chảy nước mắt liên tục. Pokemon Koffing cũng là chủng Pokemon khí gas độc và có hệ độc. Nó trộn chất độc trong người với rác để tạo phản ứng hoá học cho ra chiêu Poison Gas cực mạnh. Nhiệt độ môi trường càng cao thì Koffing càng chế ra được nhiều khí gas. (Nguồn Bored Panda)Magikarp là tên của loài Pokemon kỳ lạ, là danh từ ghép của Magic (thần ký) và Carp (cá chép). Theo tài liệu, cách đây rất lâu loài Pokemon Magikarp rất mạnh mẽ, không giống với những hậu duệ hiện tại, gần như vô dụng trong chiến đấu vì sức mạnh và tốc độ đều thấp đến tệ hại. Một con Magikarp sống lâu năm có thể dùng chiêu Splash nhảy qua một ngọn núi, nhưng chiêu thức vẫn vô dụng trong thực chiến. Mặc dù vậy, khi tiến hóa thành Gyarados tế bào não của nó được tái cấu trúc, sở hữu sức mạnh kinh hoàng có thể phá hủy cả một thành phố. Magikarp cũng mang tiếng xấu là hay lật lọng, không thể tin tưởng. Nó mặt gần như ở mọi chỗ có nước: biển, sông ,hồ, vũng nước nông. (Nguồn Bored Panda)Voltorb được ghép từ Volt (đơn vị điện áp) và Orb (quả cầu), theo tài liệu ghi chép, Voltorb được tạo ra khi một quả PokeBall tiếp xúc với một nguồn năng lượng mạnh mẽ. Khi nghiên cứu Voltorb, người ta phát hiện rằng các thành phần của nó không có trong tự nhiên. Pokemon Voltorb là chủng Pokemon bóng và có hệ Electr: điện. Do ngoại hình cực kỳ giống nên Voltorb dễ bị nhầm lẫn là một quả PokeBall, chúng cũng rất nguy hiểm vì khả năng tự phát nổ nếu có kích thích, dù là rất nhỏ. (Nguồn Bored Panda)Pokemon Rattata là tên ghép của từ Rat (chuột) và attack (tấn công) tên Nhật thường gọi nó là chú chuột nhỏ. Rattata vô cùng nhanh nhẹn, khi tấn công nó di chuyển và liên tục cắn vào đối thủ. Đây là loài pokemon sống theo bầy đàn và rất dễ gặp, chúng rất dễ bị kích động và không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ. Là loài ăn tạp, Rattata ăn gần như tất cả mọi thứ để có thể lấp đầy chiếc bụng dường như không đáy của mình. Do có sức sống mãnh liệt nên sinh vật Pokemon này có thể sống ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Đặc biệt, Rattata có đôi tai rất thính và hoạt động không nghỉ kể cả lúc ngủ. (Nguồn Bored Panda)
Nghệ sĩ Christopher Stoll không chỉ giải phẫu sinh vật Pokemon mà ông còn mô tả chi tiết cấu tạo đặc biệt các cơ quan và hệ thống thần kinh cũng như năng lực của những Pokemon này, khiến nhiều người kinh ngạc. Trong ảnh là Bulbasaur (Khủng long củ mầm) là từ ghép của hai từ “Bulb” (củ mầm) và “saur” (hậu tố chỉ loài thằn lằn, bò sát). Ngay sau khi vừa nở, một hạt mầm được cấy lên lưng Bulbasaur. Trong suốt thời gian sơ sinh, hạt mầm liên tục quang hợp để cung cấp chất dinh dưỡng cho Pokemon này. Khi đã cứng cáp, chính những dưỡng chất Bulbasaur hấp thụ từ thức ăn và việc quang hợp cũng góp phần nuôi lớn hạt mầm từng ngày, cho đến khi phát triển thành nụ mầm. Nụ mầm này như chiếc túi nhỏ chứa nhiều hạt giống giàu dưỡng chất. Trong hoang dã, Bulbasaur hết sức điềm đạm và rất khó thu phục. Tuy vậy, một khi đã đồng hành cùng huấn luyện viên của mình thì Pokemon này cực kỳ trung thành cho dù có bị chủ nhân bỏ rơi. (Nguồn Bored Panda)
Charmander (Kỳ nhông đốt lửa) là từ ghép của từ “Char” (thiêu, đốt) và từ “salamander” (con kỳ nhông). Ngay từ khi mới nở, chóp đuôi của Charmander đã có một ngọn lửa nhỏ luôn cháy. Theo giải phẫu Pokemon, ngọn lửa này như một thông báo cho biết Charmander đang buồn hay vui, ốm yếu hay khỏe mạnh. Khi vui, lửa ở chóp đuôi cháy sáng mạnh, khi yếu, lửa gần như tắt đi, lúc khỏe mạnh hay giận dữ, lửa cháy rừng rực. Nếu ngọn lửa ở đuôi của Charmander tắt, đó cũng là lúc sinh vật Pokemon này từ giã cõi đời. Mang tập tính bầy đàn, Charmander sẽ kêu gọi đồng loại khi tìm thấy nguồn thức ăn. Do ưa thích khí hậu khô cằn, các huấn luyện viên có thể tìm thấy chú thằn lằn này ở những khu vực núi đá. (Nguồn Bored Panda)
Pikachu là từ ghép từ hai từ tượng thanh của Nhật là pikapika (tiếng điện tí tách) và chuchu (tiếng chuột chút chít). Pikachu là một loài gặm nhấm với thân hình lùn và nhỏ. Pikachu rất dễ nhận ra bởi thân hình toàn màu vàng, với đôi tai dài và những sọc đen sau lưng, cạnh cái đuôi như tia điện xẹt. Chúng tích trữ nguồn điện bằng hai đốm trên má. Có mối quan hệ chặt chẽ với điện, bản thân Pikachu rất nhạy cảm với điện trường, từ trường hoặc điện từ trường. Nếu ở gần vùng có điện từ trường mạnh, Pikachu sẽ bị mắc một chứng bệnh gần giống với bệnh cảm ở người. Là loài Pokemon rất thông minh và có tổ chức, Pikachu sống thành từng đàn trong các khu rừng, nơi chúng phân công nhau hái lượm, rồi dùng điện nướng chín trái mọng mới ăn. Khi bất kỳ Pikachu nào trong đàn bệnh hay yếu, các con khỏe mạnh hơn sẽ dùng đuôi để nạp điện cho đồng bọn. Tuy nhiên, nếu cả đàn Pikachu phấn khích hay tức giận, điện của chúng có thể gây ra một cơn bão sấm sét. (Nguồn Bored Panda)
Jigglypuff có tên được ghép bởi từ jiggly (đưa đẩy) và puff (bánh xốp), ý chỉ mềm mềm. Sinh vật Pokemon này có bề ngoài khá đáng yêu, hình dáng giống như một quả bóng màu hồng. Sở hữu khả năng tự bơm phồng không khí vào cơ thể, nhờ đó mà nó có thể hát ru rất lâu. Đôi mắt của Jigglypuff có chứa tiên thuật, ai nhìn đôi mắt tròn dễ thương của Jigglypuff nó sẽ lập tức muốn hát. Khi hát Pokemon này cũng xoay tròn đôi mắt to của mình. Jigglypuff có khả năng điều chỉnh bước sóng khiến đối phương buồn ngủ nhất. Sóng âm từ ca khúc của nó trùng với sóng não của một người đang ngủ sâu. Khi hát Jigglypuff không bao giờ dừng lại để thở. Nếu trong trận đánh gặp phải kẻ thù khó ru ngủ, Jigglypuff không thể thở và có thể nguy hiểm tính mạng. (Nguồn Bored Panda)
Squirtle, đây là Pokemon có tên được ghép từ squirt (toé nước) và turtle (con rùa): Rùa toé nước. Lúc mới nở, mai của Squirtle khá mềm, dần dần nó cứng lại và đạt độ đàn hồi nhất định, sự đàn hồi này khiến đòn tấn công trực tiếp của đối thủ thường bị bật ngược trở lại với lực rất mạnh. Squirtle không chỉ dùng mai để phòng thủ mà còn tấn công, bơi lội và nghỉ ngơi. Trong chiến đấu, Squirtle có thể rút toàn thân vào mai để giảm thiểu sát thương, đòn tấn công của Squirtle là đòn phun nước với áp suất cao có thể làm tổn thương đối thủ hay làm tê liệt con mồi. (Nguồn Bored Panda)
Pokemon Koffing là cách đọc trại ra từ Coughing, tên tiếng Nhật là Dogars. Koffing có hình dạng như một quả bóng bay kinh dị có lớp da mỏng và chứa trong người các loại khí gas độc tính cao. Vì Koffing trữ trong người nhiều loại khí gas độc hại khác nhau, nó rất dễ phát nổ không báo trước, đặc biệt là ở những nơi nóng bức. Khí gas của Koffing có mùi rất khó chịu, có thể gây sổ mũi, ho và chảy nước mắt liên tục. Pokemon Koffing cũng là chủng Pokemon khí gas độc và có hệ độc. Nó trộn chất độc trong người với rác để tạo phản ứng hoá học cho ra chiêu Poison Gas cực mạnh. Nhiệt độ môi trường càng cao thì Koffing càng chế ra được nhiều khí gas. (Nguồn Bored Panda)
Magikarp là tên của loài Pokemon kỳ lạ, là danh từ ghép của Magic (thần ký) và Carp (cá chép). Theo tài liệu, cách đây rất lâu loài Pokemon Magikarp rất mạnh mẽ, không giống với những hậu duệ hiện tại, gần như vô dụng trong chiến đấu vì sức mạnh và tốc độ đều thấp đến tệ hại. Một con Magikarp sống lâu năm có thể dùng chiêu Splash nhảy qua một ngọn núi, nhưng chiêu thức vẫn vô dụng trong thực chiến. Mặc dù vậy, khi tiến hóa thành Gyarados tế bào não của nó được tái cấu trúc, sở hữu sức mạnh kinh hoàng có thể phá hủy cả một thành phố. Magikarp cũng mang tiếng xấu là hay lật lọng, không thể tin tưởng. Nó mặt gần như ở mọi chỗ có nước: biển, sông ,hồ, vũng nước nông. (Nguồn Bored Panda)
Voltorb được ghép từ Volt (đơn vị điện áp) và Orb (quả cầu), theo tài liệu ghi chép, Voltorb được tạo ra khi một quả PokeBall tiếp xúc với một nguồn năng lượng mạnh mẽ. Khi nghiên cứu Voltorb, người ta phát hiện rằng các thành phần của nó không có trong tự nhiên. Pokemon Voltorb là chủng Pokemon bóng và có hệ Electr: điện. Do ngoại hình cực kỳ giống nên Voltorb dễ bị nhầm lẫn là một quả PokeBall, chúng cũng rất nguy hiểm vì khả năng tự phát nổ nếu có kích thích, dù là rất nhỏ. (Nguồn Bored Panda)
Pokemon Rattata là tên ghép của từ Rat (chuột) và attack (tấn công) tên Nhật thường gọi nó là chú chuột nhỏ. Rattata vô cùng nhanh nhẹn, khi tấn công nó di chuyển và liên tục cắn vào đối thủ. Đây là loài pokemon sống theo bầy đàn và rất dễ gặp, chúng rất dễ bị kích động và không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ. Là loài ăn tạp, Rattata ăn gần như tất cả mọi thứ để có thể lấp đầy chiếc bụng dường như không đáy của mình. Do có sức sống mãnh liệt nên sinh vật Pokemon này có thể sống ở bất cứ nơi đâu trên thế giới. Đặc biệt, Rattata có đôi tai rất thính và hoạt động không nghỉ kể cả lúc ngủ. (Nguồn Bored Panda)