"Thác máu" trên hồ Taylor Glacier, quốc gia Antarctica là một trong những điều kỳ lạ nhất thế giới. Nổi bật giữa hồ băng trắng toát là dòng nước chảy có màu đỏ như máu vô cùng kỳ bí và khác thường. Màu sắc kỳ lạ này là do chất sắt dioxit trong nước - kết quả của quá trình trao đổi chất diễn ra tại đây.Theo các chuyên gia, do nồng độ muối mặn trong dòng nước của “Thác máu” cao hơn gấp 4 lần so với nước biển thông thường nên thác nước đặc biệt này gần như không bao giờ bị đông cứng cho dù nhiệt độ ở đây thường xuyên xuống -10 độ C.Rừng cây vân sam mọc ngược dưới lòng hồ Kaindy ở Kazakhstan khiến nhiều người kinh ngạc và tò mò. Theo các chuyên gia, hồ Kaindy được hình thành từ một vụ sạt lở sau trận động đất dữ dội năm 1911. Thảm họa thiên nhiên này đã phá hủy hơn 700 ngôi nhà.Hồ Kaindy nổi tiếng thế giới với việc ở dưới nước, cành lá của hàng loạt cây vân sam phát triển bình thường và vô cùng tươi tốt. Tuy nhiên, phần nổi trên mặt nước lại trơ trọi như chiếc cọc được con người cắm xuống hồ.Cây "ma" hay còn gọi cây "mạng nhện" kỳ lạ ở Pakistan nổi tiếng thế giới khi mạng nhện phủ kín các câu sau trận lụt kinh hoàng khiến hơn 2.000 người chết và 20 triệu người bị ảnh hưởng vào năm 2010.Nhiều cây cối, bụi rậm trở thành nơi trú ẩn của nhện trong những ngày nước lũ dâng cao. Vì vậy, cây cối chết dần do mạng nhện làm giảm lượng ánh sáng mà lá cây nhận được. Tuy nhiên, đổi lại, nguy cơ con người mắc bệnh sốt sét giảm xuống do lượng lớn muỗi bị mắc vào mạng nhện ở những cây kỳ lạ trên.Salar de Uyuni ở Bolivia là cánh đồng muối tự nhiên lớn nhất thế giới. Nó được hình thành do sự vận động của vỏ trái đất. Vào mùa hè, cánh đồng muối nổi tiếng thế giới này luôn ngập nước và trở thành tấm gương soi khổng lồ.Cánh đồng muối Salar de Uyuni phẳng một cách hoàn hảo đến khó tin khiến nó giúp các chuyên gia của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đo độ chính xác của một số vệ tinh quan sát Trái đất.Nhiều người không khỏi kinh ngạc trước hàng chục ngọn lửa cháy suốt hàng nghìn năm qua trong lòng đá ở vùng núi Chimaera, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo các chuyên gia, những ngọn lửa cháy mãi không tắt (được gọi là Yanartas) được tiếp nhiên liệu bởi khí mê-tan thoát ra từ các gốc đá.Chính vì vậy, những ngọn lửa này cháy liên tục trong ít nhất 2.500 năm qua. Hiện nay, nhiều khách du lịch sử dụng những ngọn lửa đặc biệt này để đun trà.
"Thác máu" trên hồ Taylor Glacier, quốc gia Antarctica là một trong những điều kỳ lạ nhất thế giới. Nổi bật giữa hồ băng trắng toát là dòng nước chảy có màu đỏ như máu vô cùng kỳ bí và khác thường. Màu sắc kỳ lạ này là do chất sắt dioxit trong nước - kết quả của quá trình trao đổi chất diễn ra tại đây.
Theo các chuyên gia, do nồng độ muối mặn trong dòng nước của “Thác máu” cao hơn gấp 4 lần so với nước biển thông thường nên thác nước đặc biệt này gần như không bao giờ bị đông cứng cho dù nhiệt độ ở đây thường xuyên xuống -10 độ C.
Rừng cây vân sam mọc ngược dưới lòng hồ Kaindy ở Kazakhstan khiến nhiều người kinh ngạc và tò mò. Theo các chuyên gia, hồ Kaindy được hình thành từ một vụ sạt lở sau trận động đất dữ dội năm 1911. Thảm họa thiên nhiên này đã phá hủy hơn 700 ngôi nhà.
Hồ Kaindy nổi tiếng thế giới với việc ở dưới nước, cành lá của hàng loạt cây vân sam phát triển bình thường và vô cùng tươi tốt. Tuy nhiên, phần nổi trên mặt nước lại trơ trọi như chiếc cọc được con người cắm xuống hồ.
Cây "ma" hay còn gọi cây "mạng nhện" kỳ lạ ở Pakistan nổi tiếng thế giới khi mạng nhện phủ kín các câu sau trận lụt kinh hoàng khiến hơn 2.000 người chết và 20 triệu người bị ảnh hưởng vào năm 2010.
Nhiều cây cối, bụi rậm trở thành nơi trú ẩn của nhện trong những ngày nước lũ dâng cao. Vì vậy, cây cối chết dần do mạng nhện làm giảm lượng ánh sáng mà lá cây nhận được. Tuy nhiên, đổi lại, nguy cơ con người mắc bệnh sốt sét giảm xuống do lượng lớn muỗi bị mắc vào mạng nhện ở những cây kỳ lạ trên.
Salar de Uyuni ở Bolivia là cánh đồng muối tự nhiên lớn nhất thế giới. Nó được hình thành do sự vận động của vỏ trái đất. Vào mùa hè, cánh đồng muối nổi tiếng thế giới này luôn ngập nước và trở thành tấm gương soi khổng lồ.
Cánh đồng muối Salar de Uyuni phẳng một cách hoàn hảo đến khó tin khiến nó giúp các chuyên gia của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đo độ chính xác của một số vệ tinh quan sát Trái đất.
Nhiều người không khỏi kinh ngạc trước hàng chục ngọn lửa cháy suốt hàng nghìn năm qua trong lòng đá ở vùng núi Chimaera, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo các chuyên gia, những ngọn lửa cháy mãi không tắt (được gọi là Yanartas) được tiếp nhiên liệu bởi khí mê-tan thoát ra từ các gốc đá.
Chính vì vậy, những ngọn lửa này cháy liên tục trong ít nhất 2.500 năm qua. Hiện nay, nhiều khách du lịch sử dụng những ngọn lửa đặc biệt này để đun trà.