Người Mangtebu quan niệm rằng người sở hữu chiếc đầu dài là người đẹp, cao quý, thông minh và gần gũi với các thần linh hơn những người khác. Song chiếc đầu phải nghiêng về phía sau và tạo mới mặt đất 1 góc khoảng 45 độ mới được cho là đẹp.Những đứa trẻ trong bộ tộc Mangtebu được mẹ kéo dài đầu bằng cách quấn dây vải chặt nhiều vòng từ trán đến hết phần đỉnh đầu của em bé. Việc này được tiến hành từ khi đứa trẻ được 1 tháng tuổi vì lúc này xương của chúng vẫn còn mềm và dễ nắn chỉnh.Quá trình quấn như thế này được kéo dài trong nhiều năm cho đến khi phần đầu thóp lại và dài ra gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với kích thước ban đầu. Khi phần xương sọ đã dài ra và cứng lại thành hình dạng cố định, phần vải quấn sẽ được gỡ bỏ.Người nào trong bộ tộc có chiếc đầu dài nhất sẽ được phong làm tộc trưởng. Người nào trong bộ tộc không có được cái đầu dài như những người khác sẽ bị cả làng hắt hủi, xua đuổi.Các bô lão trong bộ tộc Mangtebu cho hay phong tục kéo dài đầu này đã có từ khá lâu và do một số phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc trong xã hội người Mangbetu nghĩ ra.Từ nhiều năm nay, những người Mangbetu trẻ tuổi đã không còn mặn mà với tập tục kéo dài đầu nữa bởi cách thức tiến hành cầu kỳ, tốn thời gian và gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Người Mangtebu quan niệm rằng người sở hữu chiếc đầu dài là người đẹp, cao quý, thông minh và gần gũi với các thần linh hơn những người khác. Song chiếc đầu phải nghiêng về phía sau và tạo mới mặt đất 1 góc khoảng 45 độ mới được cho là đẹp.
Những đứa trẻ trong bộ tộc Mangtebu được mẹ kéo dài đầu bằng cách quấn dây vải chặt nhiều vòng từ trán đến hết phần đỉnh đầu của em bé. Việc này được tiến hành từ khi đứa trẻ được 1 tháng tuổi vì lúc này xương của chúng vẫn còn mềm và dễ nắn chỉnh.
Quá trình quấn như thế này được kéo dài trong nhiều năm cho đến khi phần đầu thóp lại và dài ra gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với kích thước ban đầu. Khi phần xương sọ đã dài ra và cứng lại thành hình dạng cố định, phần vải quấn sẽ được gỡ bỏ.
Người nào trong bộ tộc có chiếc đầu dài nhất sẽ được phong làm tộc trưởng. Người nào trong bộ tộc không có được cái đầu dài như những người khác sẽ bị cả làng hắt hủi, xua đuổi.
Các bô lão trong bộ tộc Mangtebu cho hay phong tục kéo dài đầu này đã có từ khá lâu và do một số phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc trong xã hội người Mangbetu nghĩ ra.
Từ nhiều năm nay, những người Mangbetu trẻ tuổi đã không còn mặn mà với tập tục kéo dài đầu nữa bởi cách thức tiến hành cầu kỳ, tốn thời gian và gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.