Trước đó, bà Trần Thị Thanh (SN 1972) ở thôn Ngọc Mai, xã Chu Điện, huyện Lục Nam đã tự nguyện giao nộp 3 cá thể động vật quý hiếm trên cho Hạt Kiểm lâm huyện Lục Nam.3 cá thể động vật hoang dã bao gồm một con khỉ vàng, trọng lượng 8,5 kg thuộc nhóm IIB (động vật nguy cấp, quý hiếm). Một con khỉ đuôi lợn, trọng lượng 5,5 kg thuộc nhóm IIB và diều hâu, trọng lượng 1 kg thuộc loài động vật rừng thông thường.Bà Thanh cho biết, 2 cá thể khỉ do một người thân cho và được bà nuôi từ năm 2006 đến nay, còn cá thể diều hâu tự bay đến gia đình được một thời gian.Khỉ vàng có tên khoa học Macaca mulatta, là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB.Ở Việt Nam, khỉ vàng còn có các tên khác: khỉ đỏ đít, khỉ đàn (tiếng Việt), Tu lình, Tăng kè (tiếng Tày), Bộc (tiếng Mường), Tu lình đeng (tiếng Thái), Lia pả tra (tiếng Mông).Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina. Tên gọi của nó xuất phát từ hình dáng chiếc đuôi giống như đuôi của loài lợn, đây là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ Cercopithecidae.Khỉ đuôi lợn có bộ lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm, hai bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.Khỉ đuôi lợn hoạt động kiếm ăn ban ngày, cả ở thung lũng, rừng thưa, trên cây cũng như dưới mặt đất.Ở Việt Nam, khỉ đuôi lợn là động vật thuộc nhóm IIB, phân bố ở Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình...Diều hâu thuộc loài động vật rừng thông thường, còn được biết đến với tên gọi chim ưng hoặc chim cắt. Đây là loài chim săn mồi có mỏ hình móc cong sắc nhọn, đôi cánh khá dài, rộng và đôi chân vô cùng khỏe. Ở nước ta, diều hâu có ở miền trung Trung bộ và Nam bộ.Diều hâu là loài chim có tốc độ bay nhanh, có thể đạt tốc độ lao xuống 320km/h. Ở nhiều vùng nông thôn, diều hâu được coi là “chúa tể” của bầu trời. Ít loài chim nào có thể sánh được với diều hâu về sự nhanh nhẹn và tinh ranh.Diều hâu được coi là một trong những loài chim thông minh nhất theo phương pháp đo IQ của chim chóc theo sự sáng tạo của chúng trong thói quen ăn uống.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Trước đó, bà Trần Thị Thanh (SN 1972) ở thôn Ngọc Mai, xã Chu Điện, huyện Lục Nam đã tự nguyện giao nộp 3 cá thể động vật quý hiếm trên cho Hạt Kiểm lâm huyện Lục Nam.
3 cá thể động vật hoang dã bao gồm một con khỉ vàng, trọng lượng 8,5 kg thuộc nhóm IIB (động vật nguy cấp, quý hiếm). Một con khỉ đuôi lợn, trọng lượng 5,5 kg thuộc nhóm IIB và diều hâu, trọng lượng 1 kg thuộc loài động vật rừng thông thường.
Bà Thanh cho biết, 2 cá thể khỉ do một người thân cho và được bà nuôi từ năm 2006 đến nay, còn cá thể diều hâu tự bay đến gia đình được một thời gian.
Khỉ vàng có tên khoa học Macaca mulatta, là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB.
Ở Việt Nam, khỉ vàng còn có các tên khác: khỉ đỏ đít, khỉ đàn (tiếng Việt), Tu lình, Tăng kè (tiếng Tày), Bộc (tiếng Mường), Tu lình đeng (tiếng Thái), Lia pả tra (tiếng Mông).
Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina. Tên gọi của nó xuất phát từ hình dáng chiếc đuôi giống như đuôi của loài lợn, đây là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ Cercopithecidae.
Khỉ đuôi lợn có bộ lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm, hai bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.
Khỉ đuôi lợn hoạt động kiếm ăn ban ngày, cả ở thung lũng, rừng thưa, trên cây cũng như dưới mặt đất.
Ở Việt Nam, khỉ đuôi lợn là động vật thuộc nhóm IIB, phân bố ở Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình...
Diều hâu thuộc loài động vật rừng thông thường, còn được biết đến với tên gọi chim ưng hoặc chim cắt. Đây là loài chim săn mồi có mỏ hình móc cong sắc nhọn, đôi cánh khá dài, rộng và đôi chân vô cùng khỏe. Ở nước ta, diều hâu có ở miền trung Trung bộ và Nam bộ.
Diều hâu là loài chim có tốc độ bay nhanh, có thể đạt tốc độ lao xuống 320km/h. Ở nhiều vùng nông thôn, diều hâu được coi là “chúa tể” của bầu trời. Ít loài chim nào có thể sánh được với diều hâu về sự nhanh nhẹn và tinh ranh.
Diều hâu được coi là một trong những loài chim thông minh nhất theo phương pháp đo IQ của chim chóc theo sự sáng tạo của chúng trong thói quen ăn uống.