Năm 1957, Leonud Kupriyanovich nhận được giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả cho chiếc điện thoại vô tuyến đầu tiên, chiếc máy có thể kết nối với bất kỳ thuê bao nào trong vùng phủ sóng của chiếc điện thoại, được đặt tên là LC-1. Mẫu điện thoại vô tuyến sơ khai này có kích thước nhỏ, trọng lượng không vượt quá 3kg. Pin được thiết kế lắp bên trong điện thoại, thời gian sử dụng khá bền, có thể kéo dài liên tục từ 20-30 giờ. Chiếc máy có 4 đèn điện tử chân không và chỉ cần điều chỉnh ăng ten, điện của các bước sóng ngắn, người dùng có thể thực hiện giao tiếp trong khoảng 20-30 dặm. Tuy nhiên, cách sử dụng điện thoại di động thời đầu không thoải mái như bây giờ. Trên điện thoại thường được đặt 2 ăng-ten và bảng điều khiển ở phía trước cài 4 thiết bị chuyển mạch để thực hiện cuộc gọi. Mô hình của điện thoại sang năm 1958 đã chuyển đổi gần giống như một điện thoại di động. Đến năm 1961, thiết kế điện thoại đã được tiêu giảm vô cùng nhỏ gọn. Cũng trong những năm cuối 1950, Liên Xô phát triển thêm một hệ thống điện thoại vô tuyến di động tự động, được gọi là "Altai". Một trong những yêu cầu chính là nâng khả năng sử dụng của thiết bị lên tối đa. Đến năm 1994, mạng lưới các điện thoại vô tuyến di động tự động “Altai” có mặt tại 120 thành phố của Liên Xô cũ, chiếm 53% tổng người dùng điện thoại.
Năm 1957, Leonud Kupriyanovich nhận được giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả cho chiếc điện thoại vô tuyến đầu tiên, chiếc máy có thể kết nối với bất kỳ thuê bao nào trong vùng phủ sóng của chiếc điện thoại, được đặt tên là LC-1.
Mẫu điện thoại vô tuyến sơ khai này có kích thước nhỏ, trọng lượng không vượt quá 3kg.
Pin được thiết kế lắp bên trong điện thoại, thời gian sử dụng khá bền, có thể kéo dài liên tục từ 20-30 giờ.
Chiếc máy có 4 đèn điện tử chân không và chỉ cần điều chỉnh ăng ten, điện của các bước sóng ngắn, người dùng có thể thực hiện giao tiếp trong khoảng 20-30 dặm. Tuy nhiên, cách sử dụng điện thoại di động thời đầu không thoải mái như bây giờ.
Trên điện thoại thường được đặt 2 ăng-ten và bảng điều khiển ở phía trước cài 4 thiết bị chuyển mạch để thực hiện cuộc gọi.
Mô hình của điện thoại sang năm 1958 đã chuyển đổi gần giống như một điện thoại di động.
Đến năm 1961, thiết kế điện thoại đã được tiêu giảm vô cùng nhỏ gọn.
Cũng trong những năm cuối 1950, Liên Xô phát triển thêm một hệ thống điện thoại vô tuyến di động tự động, được gọi là "Altai". Một trong những yêu cầu chính là nâng khả năng sử dụng của thiết bị lên tối đa.
Đến năm 1994, mạng lưới các điện thoại vô tuyến di động tự động “Altai” có mặt tại 120 thành phố của Liên Xô cũ, chiếm 53% tổng người dùng điện thoại.