Đầu tiên là rắn hổ mang chúa, một trong những loài động vật có nọc độc đáng sợ nhất trong thiên nhiên hoang dã. Chỉ với một nhát cắn, nó có thể giết chết một con voi lớn hoặc 10 - 15 người trưởng thành.Do môi trường sống tự nhiên của rắn hổ mang chúa đang ngày càng bị thu hẹp và đến mùa đi săn mồi, tìm kiếm bạn tình nên có thể sẽ đi lạc vào nhà dân gây nguy hiểm.Vào năm 2018, một người đàn ông xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã bị rắn hổ mang chúa cắn tử vong khi phát hiện con vật này bò vào nhà và cố gắng bắt nó.Rắn lục đuôi đỏ sống chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Chất độc của loài rắn này gây tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh hay thậm chí trụy tim. Đồng thời, theo các chuyên gia, khi rắn cái mang thai, nọc độc của chúng sẽ mạnh và tiết nhiều hơn bình thường.Rắn lục đuôi đỏ sinh sống ở vùng thấp, thường lẩn trong các bụi tre, vườn nhà hay gần nơi con người sinh sống nên thường đi lạc vào nhà dân vào mùa giao phối.Rất nhiều trường hợp rắn lục đuôi đỏ tấn công người như vụ việc loài rắn này bò vào nhà cắn bé trai 2 tuổi ở Long An năm 2019 và bé trai 12 tuổi ở Vĩnh Long năm 2018.Rắn cạp nia là một trong loài rắn độc và nguy hiểm nhất thế giới. Nọc độc của rắn cạp nia tác động lên hệ thần kinh, làm tê liệt tứ chi, khiến nạn nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp.Rắn cạp nia có thể sinh sống tại nhiều địa hình khác nhau, từ đồng bằng, trung du đến miền núi. Đến mùa giao phối cùng với thời tiết nóng nực khiến loài rắn này thường bò lạc vào nhà dân ẩn nấp và "tránh nóng".Gần đây một cô gái 21 tuổi, trú tại huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An bất ngờ bị rắn cạp nia lẩn trốn trong chăn tại phòng ngủ cắn dẫn tới tử vong khiến người dân vô cùng hoang mang và lo lắng.Rắn hoa cổ đỏ là một loại lắn rất đặc biệt vì 10 người cắn thì chỉ có 3 người bị nhiễm độc, 7 người không triệu chứng nên nhiều người lầm tưởng chúng không có độc. Tuy nhiên, đây là một loại rắn độc và nếu bị cắn dễ bị rối loạn đông máu. Đến nay, Việt Nam chưa có huyết thanh để điều trị.Loài rắn này được cho là không có độc nên người dân thường nuôi làm cảnh, thậm chí cho trẻ con chơi. Tuy nhiên tính khí chúng vô cùng thất thường, có thể trở nên hung dữ và tấn công con người.Vào đầu tháng 4 vừa qua, một bé gái 15 tháng tuổi ở Tiền Giang đã bị rắn hoa cổ đỏ cắn khi đang chơi ngoài sân. Dù được đưa đi cấp cứu nhưng do không có kháng huyết thanh nên đã tử vong sau 2 ngày.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Đầu tiên là rắn hổ mang chúa, một trong những loài động vật có nọc độc đáng sợ nhất trong thiên nhiên hoang dã. Chỉ với một nhát cắn, nó có thể giết chết một con voi lớn hoặc 10 - 15 người trưởng thành.
Do môi trường sống tự nhiên của rắn hổ mang chúa đang ngày càng bị thu hẹp và đến mùa đi săn mồi, tìm kiếm bạn tình nên có thể sẽ đi lạc vào nhà dân gây nguy hiểm.
Vào năm 2018, một người đàn ông xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã bị rắn hổ mang chúa cắn tử vong khi phát hiện con vật này bò vào nhà và cố gắng bắt nó.
Rắn lục đuôi đỏ sống chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Chất độc của loài rắn này gây tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh hay thậm chí trụy tim. Đồng thời, theo các chuyên gia, khi rắn cái mang thai, nọc độc của chúng sẽ mạnh và tiết nhiều hơn bình thường.
Rắn lục đuôi đỏ sinh sống ở vùng thấp, thường lẩn trong các bụi tre, vườn nhà hay gần nơi con người sinh sống nên thường đi lạc vào nhà dân vào mùa giao phối.
Rất nhiều trường hợp rắn lục đuôi đỏ tấn công người như vụ việc loài rắn này bò vào nhà cắn bé trai 2 tuổi ở Long An năm 2019 và bé trai 12 tuổi ở Vĩnh Long năm 2018.
Rắn cạp nia là một trong loài rắn độc và nguy hiểm nhất thế giới. Nọc độc của rắn cạp nia tác động lên hệ thần kinh, làm tê liệt tứ chi, khiến nạn nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp.
Rắn cạp nia có thể sinh sống tại nhiều địa hình khác nhau, từ đồng bằng, trung du đến miền núi. Đến mùa giao phối cùng với thời tiết nóng nực khiến loài rắn này thường bò lạc vào nhà dân ẩn nấp và "tránh nóng".
Gần đây một cô gái 21 tuổi, trú tại huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An bất ngờ bị rắn cạp nia lẩn trốn trong chăn tại phòng ngủ cắn dẫn tới tử vong khiến người dân vô cùng hoang mang và lo lắng.
Rắn hoa cổ đỏ là một loại lắn rất đặc biệt vì 10 người cắn thì chỉ có 3 người bị nhiễm độc, 7 người không triệu chứng nên nhiều người lầm tưởng chúng không có độc. Tuy nhiên, đây là một loại rắn độc và nếu bị cắn dễ bị rối loạn đông máu. Đến nay, Việt Nam chưa có huyết thanh để điều trị.
Loài rắn này được cho là không có độc nên người dân thường nuôi làm cảnh, thậm chí cho trẻ con chơi. Tuy nhiên tính khí chúng vô cùng thất thường, có thể trở nên hung dữ và tấn công con người.
Vào đầu tháng 4 vừa qua, một bé gái 15 tháng tuổi ở Tiền Giang đã bị rắn hoa cổ đỏ cắn khi đang chơi ngoài sân. Dù được đưa đi cấp cứu nhưng do không có kháng huyết thanh nên đã tử vong sau 2 ngày.