Nhím. Loài nhím biết lợi dụng chất độc của cóc để tăng khả năng tự vệ của những chiếc gai nhọn trên cơ thể nó. Trước khi ăn thịt cóc, con nhím tìm những tuyến phía sau mắt con cóc, nhai đi nhai lại để trộn nước bọt của nó với chất nào đó trong tuyến độc của cóc rồi bôi vào những cái gai của nó, sau đó mới ăn con cóc.
Rắn nước độc Rhabdophis tigrina. Rắn nước độc Rhabdophis tigrina sử dụng chất độc để săn mồi. Chất độc này được chúng lấy từ cóc và nhái độc. Tuy nhiên, chất độc chiếm đoạt không giống chất độc của con mồi mà chỉ những thành phần nào có tác dụng nhất. Nhái độc Eleutherodactylus. Nhái độc Eleutherodactylus có kích thước nhỏ bé với chiều dài chưa đến 10mm nhưng lại vô cùng độc. Trên da của nó có hàng nghìn tuyến tiết ra các ankaloid gây chết người. Loại độc này làm tim loạn nhịp và sau vài phút lập tức ngừng đập.Điều đáng nói là chất độc này được nhái “ăn cắp” từ một loại thức ăn của chúng, đó là những một loại rệp cây có chứa chất độc. Khi nhái ăn những con rệp này,chất độc chỉ chuyển từ dạ dày nhái đến các tuyến dưới da.Chim sáo đá Guinnea. Chim sáo đá Guinnea chứa một lượng chất độc khá nhiều trong cơ thể giúp chúng tự vệ. Chất độc này có được là do chúng chiếm đoạt của loài bọ hung độc Choresine pulchra. Điều đặc biệt, chính loài bọ hung này cũng nhờ tìm ăn một cách rất công phu các loài cây độc mới có được loại chất độc ấy.
Nhím. Loài nhím biết lợi dụng chất độc của cóc để tăng khả năng tự vệ của những chiếc gai nhọn trên cơ thể nó. Trước khi ăn thịt cóc, con nhím tìm những tuyến phía sau mắt con cóc, nhai đi nhai lại để trộn nước bọt của nó với chất nào đó trong tuyến độc của cóc rồi bôi vào những cái gai của nó, sau đó mới ăn con cóc.
Rắn nước độc Rhabdophis tigrina. Rắn nước độc Rhabdophis tigrina sử dụng chất độc để săn mồi. Chất độc này được chúng lấy từ cóc và nhái độc. Tuy nhiên, chất độc chiếm đoạt không giống chất độc của con mồi mà chỉ những thành phần nào có tác dụng nhất.
Nhái độc Eleutherodactylus. Nhái độc Eleutherodactylus có kích thước nhỏ bé với chiều dài chưa đến 10mm nhưng lại vô cùng độc. Trên da của nó có hàng nghìn tuyến tiết ra các ankaloid gây chết người. Loại độc này làm tim loạn nhịp và sau vài phút lập tức ngừng đập.
Điều đáng nói là chất độc này được nhái “ăn cắp” từ một loại thức ăn của chúng, đó là những một loại rệp cây có chứa chất độc. Khi nhái ăn những con rệp này,chất độc chỉ chuyển từ dạ dày nhái đến các tuyến dưới da.
Chim sáo đá Guinnea. Chim sáo đá Guinnea chứa một lượng chất độc khá nhiều trong cơ thể giúp chúng tự vệ. Chất độc này có được là do chúng chiếm đoạt của loài bọ hung độc Choresine pulchra. Điều đặc biệt, chính loài bọ hung này cũng nhờ tìm ăn một cách rất công phu các loài cây độc mới có được loại chất độc ấy.