Đứng đầu danh sách các loài động vật chăm chỉ nhất chính là chuột chũi Đông Phi. Chúng làm việc liên tục để xây dựng các đường hầm phức tạp dưới lòng đất thích hợp với chế độ xã hội gồm một nữ hoàng và các công nhân.Tuy nhỏ bé nhưng chim rồng rộc vô cùng chăm chỉ. Những chú chim nhỏ xíu này xây dựng cả một “thành phố” phức tạp từ cỏ, cành cây nhỏ và sợi lá với sức chứa có thể lên tới 300 đôi chim.Chim én An-pơ (tên khoa học là Apus melba) nặng hơn 100 gram nhưng lại có sức khỏe dẻo dai đến mức chúng có thể bay liên tục 6 tháng không ngừng nghỉ.Đến tuổi trưởng thành, cá chình Mỹ phải thực hiện một cuộc di cư anh hùng từ sông đến giữa Đại Tây Dương để đẻ trứng một lần duy nhất rồi chết. Sau khi nở, cá chình con lại vượt qua nửa đại dương tới các dòng sông – nơi chúng lớn lên trong 20-30 năm tới.Ngoài các nhiệm vụ thông thường của loài kiến, kiến cắt lá còn chăm chỉ hơn đồng loại ở chỗ: sau khi thu hoạch lá, chúng biết trồng một số loại nấm bổ dưỡng bằng lá thu hoạch được trong một khu vườn bí mật.Bướm vua là loài côn trùng duy nhất di cư hai chiều tương tự như các loài chim bằng cách các thế hệ nối tiếp nhau thực hiện hoàn chỉnh cuộc di cư về phương bắc hoặc phương nam.Nhạn biển Bắc Cực là loài chim lập kỷ lục với chuyến di cư dài tới 70.811 km mỗi năm khi chúng bay đi bay về giữa hai vùng đất sinh sống của chúng tại Nam Cực và Greenland.Cá da trơn Chipi chipi chỉ dài vẻn vẹn 2,5 cm nhưng lại là loài phá kỷ lục di cư trong thế giới cá. Chúng vượt qua quãng đường hơn 320 km lên thượng nguồn đến chân đồi của dãy núi Andes ở Bolivia.Cá voi lưng gù cũng là một ứng viên sáng giá trong danh sách này bởi mỗi năm chúng di chuyển suốt quãng đường 12874,75 km.Để hoàn thiện danh sách này, không thể không nhắc tới hải ly. Chính sự cần cù của chúng đôi khi khiến con người lao đao bởi chúng có thể làm thay đổi dòng chảy chỉ bằng cách xây dựng những công trình của riêng chúng bằng cành cây và bùn.
Đứng đầu danh sách các loài động vật chăm chỉ nhất chính là chuột chũi Đông Phi. Chúng làm việc liên tục để xây dựng các đường hầm phức tạp dưới lòng đất thích hợp với chế độ xã hội gồm một nữ hoàng và các công nhân.
Tuy nhỏ bé nhưng chim rồng rộc vô cùng chăm chỉ. Những chú chim nhỏ xíu này xây dựng cả một “thành phố” phức tạp từ cỏ, cành cây nhỏ và sợi lá với sức chứa có thể lên tới 300 đôi chim.
Chim én An-pơ (tên khoa học là Apus melba) nặng hơn 100 gram nhưng lại có sức khỏe dẻo dai đến mức chúng có thể bay liên tục 6 tháng không ngừng nghỉ.
Đến tuổi trưởng thành, cá chình Mỹ phải thực hiện một cuộc di cư anh hùng từ sông đến giữa Đại Tây Dương để đẻ trứng một lần duy nhất rồi chết. Sau khi nở, cá chình con lại vượt qua nửa đại dương tới các dòng sông – nơi chúng lớn lên trong 20-30 năm tới.
Ngoài các nhiệm vụ thông thường của loài kiến, kiến cắt lá còn chăm chỉ hơn đồng loại ở chỗ: sau khi thu hoạch lá, chúng biết trồng một số loại nấm bổ dưỡng bằng lá thu hoạch được trong một khu vườn bí mật.
Bướm vua là loài côn trùng duy nhất di cư hai chiều tương tự như các loài chim bằng cách các thế hệ nối tiếp nhau thực hiện hoàn chỉnh cuộc di cư về phương bắc hoặc phương nam.
Nhạn biển Bắc Cực là loài chim lập kỷ lục với chuyến di cư dài tới 70.811 km mỗi năm khi chúng bay đi bay về giữa hai vùng đất sinh sống của chúng tại Nam Cực và Greenland.
Cá da trơn Chipi chipi chỉ dài vẻn vẹn 2,5 cm nhưng lại là loài phá kỷ lục di cư trong thế giới cá. Chúng vượt qua quãng đường hơn 320 km lên thượng nguồn đến chân đồi của dãy núi Andes ở Bolivia.
Cá voi lưng gù cũng là một ứng viên sáng giá trong danh sách này bởi mỗi năm chúng di chuyển suốt quãng đường 12874,75 km.
Để hoàn thiện danh sách này, không thể không nhắc tới hải ly. Chính sự cần cù của chúng đôi khi khiến con người lao đao bởi chúng có thể làm thay đổi dòng chảy chỉ bằng cách xây dựng những công trình của riêng chúng bằng cành cây và bùn.