Bướm là loài côn trùng thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) gồm: Bướm ngày và Bướm đêm (ngài). Bướm đêm chiếm đến 89%. Những loài bướm bay rập rờn trong nắng, hay đậu trên những tán lá, búp hoa mà chúng ta vẫn hay gặp là bướm ngày và chúng chỉ chiếm khoảng 11%.Những loài bướm quý, bướm lạ, chủ yếu sinh sống trong rừng, đặc biệt có loài chỉ sinh sống ở những vùng núi cao, càng cao thì càng quý hiếm.Bướm có vòng đời ngắn (chỉ kéo dài 2 -3 tuần), sau đó chúng tự chết. Vòng đời của bướm trải qua 4 giai đoạn là trứng, sâu (ăn lá cây), nhộng và hóa bướm. Khi hóa thành bướm, chúng sẽ giao phối và đẻ trứng, hoàn thành vòng đời của mình.Bướm có điểm đặc biệt là phải tìm đúng cây mới đẻ trứng. Chúng chỉ chọn những loại cây mà sâu non sau khi sinh ra có thể dùng lá làm thức ăn.Có những con bướm cái phải bay đến vài km để tìm đúng cây mình cần. Thậm chí khi tìm được cây nhưng đã có nhiều bướm đến đẻ trứng chúng sẽ bay đi tìm cây khác vì không muốn sâu con phải cạnh tranh trong môi trường khan hiếm thức ăn.Màu sắc của các loài bướm khá độc đáo được tạo ra từ hàng nghìn vảy nhỏ li ti, xếp lên nhau. Đôi khi nó cũng là những hạt có màu, nhưng trong trường hợp thông thường thì bề mặt tạo ra các vảy này có thể khúc xạ ánh sáng, do đó cánh bướm có màu liên tục thay đổi, lấp lánh khi di chuyển.Tuy nhiên, chính màu sắc sặc sỡ và đẹp của bướm lại dễ thu hút kẻ thù. Nhiều loài động vật bắt bướm làm thức ăn như: chim, bò sát, ếch nhái. Ngay cả côn trùng như nhện, chuồn chuồn, bọ ngựa cũng săn bắt chúng làm thức ăn.Vì có nhiều kẻ thù nên bướm là bậc thầy về ngụy trang. Bướm có thể ngụy trang trông giống một chiếc lá, cành cây, hay hình thù đáng sợ (trông giống đầu rắn) để lẩn trốn thậm chí đe doạ ngược lại kẻ thù.Những bông hoa có màu sặc sỡ thường thu hút bướm hơn. Bướm dùng vòi ống dài của mình để hút sạch mật hoa bên trong đài hoa.Bướm có tới 3 cặp chân. Những cái chân nhỏ nhắn giúp chúng đứng được trên các bông hoa, giữ cho mình không bị gió lớn thổi bay.Bướm có thể bay với tốc độ lên đến 50km/h, nghĩa là chúng có thể bay ngang tốc độ của một chiếc xe hơi.Tuy có lưỡi nhưng bướm chỉ sử dụng chân để nếm mật hoa vì chân chúng có chứa các cơ quan tế bào cảm giác nhỏ giúp chúng cảm nhận hương vị hoa ngay khi chúng đậu lên.Ở Việt Nam hiện có hơn 1.000 loài bướm ngày trong đó có rất nhiều loài bướm quý hiếm có hình thài và màu sắc rất đẹp như bướm đuôi kiếm đốm vàng, bướm phượng công, bướm hoàng đế...Mời độc giả xem video:Ấm lòng những suất cơm nhân ái mùa dịch COVID-19. Nguồn: VTV24.
Bướm là loài côn trùng thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) gồm: Bướm ngày và Bướm đêm (ngài). Bướm đêm chiếm đến 89%. Những loài bướm bay rập rờn trong nắng, hay đậu trên những tán lá, búp hoa mà chúng ta vẫn hay gặp là bướm ngày và chúng chỉ chiếm khoảng 11%.
Những loài bướm quý, bướm lạ, chủ yếu sinh sống trong rừng, đặc biệt có loài chỉ sinh sống ở những vùng núi cao, càng cao thì càng quý hiếm.
Bướm có vòng đời ngắn (chỉ kéo dài 2 -3 tuần), sau đó chúng tự chết. Vòng đời của bướm trải qua 4 giai đoạn là trứng, sâu (ăn lá cây), nhộng và hóa bướm. Khi hóa thành bướm, chúng sẽ giao phối và đẻ trứng, hoàn thành vòng đời của mình.
Bướm có điểm đặc biệt là phải tìm đúng cây mới đẻ trứng. Chúng chỉ chọn những loại cây mà sâu non sau khi sinh ra có thể dùng lá làm thức ăn.
Có những con bướm cái phải bay đến vài km để tìm đúng cây mình cần. Thậm chí khi tìm được cây nhưng đã có nhiều bướm đến đẻ trứng chúng sẽ bay đi tìm cây khác vì không muốn sâu con phải cạnh tranh trong môi trường khan hiếm thức ăn.
Màu sắc của các loài bướm khá độc đáo được tạo ra từ hàng nghìn vảy nhỏ li ti, xếp lên nhau. Đôi khi nó cũng là những hạt có màu, nhưng trong trường hợp thông thường thì bề mặt tạo ra các vảy này có thể khúc xạ ánh sáng, do đó cánh bướm có màu liên tục thay đổi, lấp lánh khi di chuyển.
Tuy nhiên, chính màu sắc sặc sỡ và đẹp của bướm lại dễ thu hút kẻ thù. Nhiều loài động vật bắt bướm làm thức ăn như: chim, bò sát, ếch nhái. Ngay cả côn trùng như nhện, chuồn chuồn, bọ ngựa cũng săn bắt chúng làm thức ăn.
Vì có nhiều kẻ thù nên bướm là bậc thầy về ngụy trang. Bướm có thể ngụy trang trông giống một chiếc lá, cành cây, hay hình thù đáng sợ (trông giống đầu rắn) để lẩn trốn thậm chí đe doạ ngược lại kẻ thù.
Những bông hoa có màu sặc sỡ thường thu hút bướm hơn. Bướm dùng vòi ống dài của mình để hút sạch mật hoa bên trong đài hoa.
Bướm có tới 3 cặp chân. Những cái chân nhỏ nhắn giúp chúng đứng được trên các bông hoa, giữ cho mình không bị gió lớn thổi bay.
Bướm có thể bay với tốc độ lên đến 50km/h, nghĩa là chúng có thể bay ngang tốc độ của một chiếc xe hơi.
Tuy có lưỡi nhưng bướm chỉ sử dụng chân để nếm mật hoa vì chân chúng có chứa các cơ quan tế bào cảm giác nhỏ giúp chúng cảm nhận hương vị hoa ngay khi chúng đậu lên.
Ở Việt Nam hiện có hơn 1.000 loài bướm ngày trong đó có rất nhiều loài bướm quý hiếm có hình thài và màu sắc rất đẹp như bướm đuôi kiếm đốm vàng, bướm phượng công, bướm hoàng đế...
Mời độc giả xem video:Ấm lòng những suất cơm nhân ái mùa dịch COVID-19. Nguồn: VTV24.