Chim chìa vôi bắt nạt kẻ yếu thế. Loài chim chìa vôi luôn buộc các loài khác phải chăm sóc con cái mình, nếu không muốn những điều không hay xảy ra với chim con và tổ của chúng (chẳng hạn như phá tổ chim và làm vỡ trứng). Các chuyên gia về chim cho rằng sở dĩ các loài chim khác chịu để chìa vôi đẻ trứng trong tổ của mình vì chúng sợ bị trừng phạt.Cá mập voi ăn cắp đồ trong lưới. Tuy không gây hại lắm tới con người, nhưng loài cá dài tới 12m này lại biết cách “rút ruột” cá nằm trong lưới của ngư dân.
Báo đốm dùng “chất kích thích”. Loài báo đốm Mỹ thường thích nhai lá loài cây leo có tên Banisteriopsis caapi. Lá cây này có chứa các chất kích thích, gây ra ảo giác, khiến báo thường lăn lộn trên cây bạc hà, nhưng người trong bộ lạc Piaroa thì lại cho rằng nhờ ăn loại lá kích thích này mà báo có thể năng cao được khả năng nhận thức và khả năng săn mồi. Chim chim đục hoa (flowerpiercer). Nếu như các loài côn trùng và chim ruồi phải uống mật thông qua cánh hoa hay những cấu trúc đặc biệt khác mà không tránh được việc phải chạm vào phấn hoa, thì loài chim đục hoa lại dùng một cách khác đơn giản, hiệu quả triệt để hơn. Chúng đục lỗ ngay tại cuống hoa, điều này cho phép chúng hút được hết mật hoa và thụ phấn miễn phí cho hoa như những loài vật khác.
Khỉ đầu chó bắt cóc... chó. Loài khỉ đầu chó sống ở gần Ta’if, Ả Rập Saudi thường có xu hướng bắt cóc chó nhỏ và nuôi lớn chúng trong đàn. Các nhà sinh học vẫn chưa giải thích được động cơ của hành động này. Không chỉ có vậy, những con khỉ đầu chó đực còn hay bắt cóc khỉ đầu chó cái còn nhỏ. Phải chăng hành động đánh cắp này đã trở thành một bản năng của loài này? Tinh tinh là kẻ "sát nhân". Tinh tinh thường thành lập thành nhóm và bất ngờ tấn công rồi giết những con tinh tinh ở nhóm khác. Hành động này giúp chúng mở rộng được lãnh thổ cũng như nâng cao được số lượng thành viên trong đàn. Ong mật sử dụng chiêu tấn công tự sát. Giống như các phi đội Thần phong của Nhật Bản thời thế chiến thứ II hay như những phần tử đánh bom liều chết hiện nay, loài ong mật thợ thường sử dụng chiêu tấn công tự sát để bảo vệ tổ. Khi tấn công, chiếc vòi của nó cắm sâu vào da của nạn nhân. Khi ong bay lên, chiếc vòi vẫn còn ở đó, cùng với các cơ để tiếp tục nhả độc. Nhưng hành động này đồng nghĩa với việc ong phải trả giá bằng mạng sống của mình. Kiến bắt kiến khác làm nô lệ. Một vài loài kiến biết biến thành viên kiến của loài khác thành nô lệ cho mình. Chẳng hạn kiến chúa Protomognathus thường tấn công đàn kiến Temnothorax, giết kiến chúa cùng những con kiến trưởng thành của loài này. Những con kiến nhỏ trong đàn của Temnothorax thường được trưng dụng làm nô lệ khi lớn lên. Bọ cánh cứng Bombardier (người thả bom) sử dụng "chiến tranh hóa học". Khi bị đe dọa, loài bọ cánh cứng này thải ra một đám mây chất gây nhức nhối, gồm 2 thành phần chính là chất Hydroquinone và hydro peroxide, chứa trong những khoang riêng biệt. Những chất này khi hòa với nước và enzyme được chứa trong khoang thứ 3 có thể gây ra phản ứng, tạo ra nhiệt lượng lớn và gây nổ. Gấu chuyên đột nhập nhà dân. Những chú gấu đen lang thang nhiều khi vẫn đột nhập nhà dân để tìm thức ăn.
Chim chìa vôi bắt nạt kẻ yếu thế. Loài chim chìa vôi luôn buộc các loài khác phải chăm sóc con cái mình, nếu không muốn những điều không hay xảy ra với chim con và tổ của chúng (chẳng hạn như phá tổ chim và làm vỡ trứng). Các chuyên gia về chim cho rằng sở dĩ các loài chim khác chịu để chìa vôi đẻ trứng trong tổ của mình vì chúng sợ bị trừng phạt.
Cá mập voi ăn cắp đồ trong lưới. Tuy không gây hại lắm tới con người, nhưng loài cá dài tới 12m này lại biết cách “rút ruột” cá nằm trong lưới của ngư dân.
Báo đốm dùng “chất kích thích”. Loài báo đốm Mỹ thường thích nhai lá loài cây leo có tên Banisteriopsis caapi. Lá cây này có chứa các chất kích thích, gây ra ảo giác, khiến báo thường lăn lộn trên cây bạc hà, nhưng người trong bộ lạc Piaroa thì lại cho rằng nhờ ăn loại lá kích thích này mà báo có thể năng cao được khả năng nhận thức và khả năng săn mồi.
Chim chim đục hoa (flowerpiercer). Nếu như các loài côn trùng và chim ruồi phải uống mật thông qua cánh hoa hay những cấu trúc đặc biệt khác mà không tránh được việc phải chạm vào phấn hoa, thì loài chim đục hoa lại dùng một cách khác đơn giản, hiệu quả triệt để hơn. Chúng đục lỗ ngay tại cuống hoa, điều này cho phép chúng hút được hết mật hoa và thụ phấn miễn phí cho hoa như những loài vật khác.
Khỉ đầu chó bắt cóc... chó. Loài khỉ đầu chó sống ở gần Ta’if, Ả Rập Saudi thường có xu hướng bắt cóc chó nhỏ và nuôi lớn chúng trong đàn. Các nhà sinh học vẫn chưa giải thích được động cơ của hành động này. Không chỉ có vậy, những con khỉ đầu chó đực còn hay bắt cóc khỉ đầu chó cái còn nhỏ. Phải chăng hành động đánh cắp này đã trở thành một bản năng của loài này?
Tinh tinh là kẻ "sát nhân". Tinh tinh thường thành lập thành nhóm và bất ngờ tấn công rồi giết những con tinh tinh ở nhóm khác. Hành động này giúp chúng mở rộng được lãnh thổ cũng như nâng cao được số lượng thành viên trong đàn.
Ong mật sử dụng chiêu tấn công tự sát. Giống như các phi đội Thần phong của Nhật Bản thời thế chiến thứ II hay như những phần tử đánh bom liều chết hiện nay, loài ong mật thợ thường sử dụng chiêu tấn công tự sát để bảo vệ tổ. Khi tấn công, chiếc vòi của nó cắm sâu vào da của nạn nhân. Khi ong bay lên, chiếc vòi vẫn còn ở đó, cùng với các cơ để tiếp tục nhả độc. Nhưng hành động này đồng nghĩa với việc ong phải trả giá bằng mạng sống của mình.
Kiến bắt kiến khác làm nô lệ. Một vài loài kiến biết biến thành viên kiến của loài khác thành nô lệ cho mình. Chẳng hạn kiến chúa Protomognathus thường tấn công đàn kiến Temnothorax, giết kiến chúa cùng những con kiến trưởng thành của loài này. Những con kiến nhỏ trong đàn của Temnothorax thường được trưng dụng làm nô lệ khi lớn lên.
Bọ cánh cứng Bombardier (người thả bom) sử dụng "chiến tranh hóa học". Khi bị đe dọa, loài bọ cánh cứng này thải ra một đám mây chất gây nhức nhối, gồm 2 thành phần chính là chất Hydroquinone và hydro peroxide, chứa trong những khoang riêng biệt. Những chất này khi hòa với nước và enzyme được chứa trong khoang thứ 3 có thể gây ra phản ứng, tạo ra nhiệt lượng lớn và gây nổ.
Gấu chuyên đột nhập nhà dân. Những chú gấu đen lang thang nhiều khi vẫn đột nhập nhà dân để tìm thức ăn.