Trước khi giao phối, nhện đực Pisauridae tặng cho con cái một con côn trùng bọc trong mạng nhện. Tuy nhiên, nếu con cái không hài lòng với món quà này, chúng sẽ ngay lập tức giả chết để tránh cơn thịnh nộ ăn thịt bạn tình của con cái.Khi tham gia vào một cuộc chiến ác liệt, đàn kiến lửa có chiến lược riêng của chúng. Những con kiến già tham chiến vô cùng hăng hái, những con trẻ hơn thì tìm cách chạy trốn còn những con non nhất thì giả chết để tránh bị thương và tìm đường về tổ sau cuộc chiến.Để đột nhập vào tổ kiến Lasius flavus, bọ cánh cứng Pselaphid giả chết để khiến lũ kiến lầm tưởng đó là một miếng ăn ngon, tự nguyện khiêng bọ về tổ. Lúc đó, con bọ chỉ việc “sống lại” và thưởng thức món ấu trùng, nhộng kiến yêu thích.Tuy là loài ăn thịt nổi tiếng của đại dương nhưng hiện tượng giả chết cũng khá phổ biến ở cá mập. Để làm điều đó, chúng chỉ cần lật người lên, toàn thân mềm nhũn và thở chậm, sâu. Trạng thái này sâu đến nỗi chúng như đang bị gây mê nên các nhà khoa học có thể dễ dàng nghiên cứu.Cáo gian xảo giả chết bằng cách nằm lăn ra đất và thè lưỡi ra, dụ chim ăn xác thối đến. Khi những con chim vào đúng tầm với, nó chỉ việc chồm lên và bắt mồi.Giả chết cũng là cách cá hoàng đế dùng để săn mồi. Nó chỉ việc thả nổi cơ thể trên mặt nước gần bờ và tóm lấy con mồi khi có cơ hội. Mỗi lần giả chết, chúng có thể làm trong 15 phút là tỷ lệ thành công là 1/6.Khi hoảng sợ, thú có túi ôpôt không chỉ giả chết mà thậm chí còn có thể tự khiến cơ thể bốc mùi tử thi, tự đưa mình vào trạng thái hôn mê đến mức không hề phản ứng lại bất cứ kích thích nào từ bên ngoài.Khi bị đe dọa, rắn Hognose bành cổ ra như rắn hổ mang, rít lên và mổ vào đối phương. Nếu kẻ thù vẫn không sợ, nó quay sang giả vờ chết bằng cách lăn quằn quại mấy vòng liên tiếp, ngửa trắng bụng lên, miệng há ra, lưỡi cũng thè ra, thậm chí ngừng thở hay nôn ra máu.Khi bị đe dọa, bọ cánh cứng xanh ở vùng tây nam nước Mỹ co người lại, đôi chân trở nên cứng đơ, không động đậy. Khi nguy hiểm đã qua, bọ cánh cứng chỉ việc đứng thẳng lên và tiếp tục cuộc sống vừa bị gián đoạn của nó.Khi phát hiện có kẻ thù đến gần tổ, chim choi choi (tên khoa học là Charadrius vociferus) không giả chết mà giả bị thương, xoãi cánh ra làm như bị gãy cánh, kéo kẻ thù rời xa tổ của nó rồi nhanh chóng phục hồi và bay vút đi.
Trước khi giao phối, nhện đực Pisauridae tặng cho con cái một con côn trùng bọc trong mạng nhện. Tuy nhiên, nếu con cái không hài lòng với món quà này, chúng sẽ ngay lập tức giả chết để tránh cơn thịnh nộ ăn thịt bạn tình của con cái.
Khi tham gia vào một cuộc chiến ác liệt, đàn kiến lửa có chiến lược riêng của chúng. Những con kiến già tham chiến vô cùng hăng hái, những con trẻ hơn thì tìm cách chạy trốn còn những con non nhất thì giả chết để tránh bị thương và tìm đường về tổ sau cuộc chiến.
Để đột nhập vào tổ kiến Lasius flavus, bọ cánh cứng Pselaphid giả chết để khiến lũ kiến lầm tưởng đó là một miếng ăn ngon, tự nguyện khiêng bọ về tổ. Lúc đó, con bọ chỉ việc “sống lại” và thưởng thức món ấu trùng, nhộng kiến yêu thích.
Tuy là loài ăn thịt nổi tiếng của đại dương nhưng hiện tượng giả chết cũng khá phổ biến ở cá mập. Để làm điều đó, chúng chỉ cần lật người lên, toàn thân mềm nhũn và thở chậm, sâu. Trạng thái này sâu đến nỗi chúng như đang bị gây mê nên các nhà khoa học có thể dễ dàng nghiên cứu.
Cáo gian xảo giả chết bằng cách nằm lăn ra đất và thè lưỡi ra, dụ chim ăn xác thối đến. Khi những con chim vào đúng tầm với, nó chỉ việc chồm lên và bắt mồi.
Giả chết cũng là cách cá hoàng đế dùng để săn mồi. Nó chỉ việc thả nổi cơ thể trên mặt nước gần bờ và tóm lấy con mồi khi có cơ hội. Mỗi lần giả chết, chúng có thể làm trong 15 phút là tỷ lệ thành công là 1/6.
Khi hoảng sợ, thú có túi ôpôt không chỉ giả chết mà thậm chí còn có thể tự khiến cơ thể bốc mùi tử thi, tự đưa mình vào trạng thái hôn mê đến mức không hề phản ứng lại bất cứ kích thích nào từ bên ngoài.
Khi bị đe dọa, rắn Hognose bành cổ ra như rắn hổ mang, rít lên và mổ vào đối phương. Nếu kẻ thù vẫn không sợ, nó quay sang giả vờ chết bằng cách lăn quằn quại mấy vòng liên tiếp, ngửa trắng bụng lên, miệng há ra, lưỡi cũng thè ra, thậm chí ngừng thở hay nôn ra máu.
Khi bị đe dọa, bọ cánh cứng xanh ở vùng tây nam nước Mỹ co người lại, đôi chân trở nên cứng đơ, không động đậy. Khi nguy hiểm đã qua, bọ cánh cứng chỉ việc đứng thẳng lên và tiếp tục cuộc sống vừa bị gián đoạn của nó.
Khi phát hiện có kẻ thù đến gần tổ, chim choi choi (tên khoa học là Charadrius vociferus) không giả chết mà giả bị thương, xoãi cánh ra làm như bị gãy cánh, kéo kẻ thù rời xa tổ của nó rồi nhanh chóng phục hồi và bay vút đi.