Hạt kiểm lâm TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết đơn vị vừa tiếp nhận 1 cá thể khỉ đuôi lợn từ sự giải cứu của người dân trên địa bàn. Cá thể khỉ được giải cứu nặng 3kg, đây loài quý hiếm đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.Theo chia sẻ, trước khi được phát hiện, con khỉ quý bị xích siết sâu ở phần cổ, nguy cơ chết rất cao. Đại diện Hội Cứu trợ Pet Huế, biết được thông tin đã bỏ tiền túi mua về chữa trị.Sau một thời gian điều trị, vết thương ở cổ của cá thể khỉ này đã lành, ngày 17/7, Hạt Kiểm lâm TP Huế đã tiếp nhận rồi thả về tự nhiên.Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina. Tên gọi của nó xuất phát từ hình dáng chiếc đuôi giống như đuôi của loài lợn, đây là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ Cercopithecidae.Khỉ đuôi lợn có bộ lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm, hai bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.Sau trán có một mảng lông hình tam giác màu nâu đậm. Thân phủ lông dài màu xám. Lông đuôi rất ngắn giống đuôi lợn.Đuôi thường mập phần gốc, kém nửa chiều dài thân nhưng dài hơn 10% chiều dài thân và dài hơn bàn chân sau.Khỉ đuôi lợn sống thành đàn từ 10 - 12 con, có đàn tới 40 con hoặc nhiều hơn nữa. Khỉ đuôi lợn hoạt động kiếm ăn ban ngày, cả ở thung lũng, rừng thưa, trên cây cũng như dưới mặt đất.Do đặc điểm hình dáng và màu lông đẹp nên thường được đồng bào vùng cao nuôi nhốt làm cảnh.Ở Việt Nam, khỉ đuôi lợn phân bố ở Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình...Trên thế giới, khỉ đuôi lợn phân bố ở Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Thái Lan.Khỉ đuôi lợn là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Hạt kiểm lâm TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết đơn vị vừa tiếp nhận 1 cá thể khỉ đuôi lợn từ sự giải cứu của người dân trên địa bàn. Cá thể khỉ được giải cứu nặng 3kg, đây loài quý hiếm đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.
Theo chia sẻ, trước khi được phát hiện, con khỉ quý bị xích siết sâu ở phần cổ, nguy cơ chết rất cao. Đại diện Hội Cứu trợ Pet Huế, biết được thông tin đã bỏ tiền túi mua về chữa trị.
Sau một thời gian điều trị, vết thương ở cổ của cá thể khỉ này đã lành, ngày 17/7, Hạt Kiểm lâm TP Huế đã tiếp nhận rồi thả về tự nhiên.
Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina. Tên gọi của nó xuất phát từ hình dáng chiếc đuôi giống như đuôi của loài lợn, đây là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ Cercopithecidae.
Khỉ đuôi lợn có bộ lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm, hai bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.
Sau trán có một mảng lông hình tam giác màu nâu đậm. Thân phủ lông dài màu xám. Lông đuôi rất ngắn giống đuôi lợn.
Đuôi thường mập phần gốc, kém nửa chiều dài thân nhưng dài hơn 10% chiều dài thân và dài hơn bàn chân sau.
Khỉ đuôi lợn sống thành đàn từ 10 - 12 con, có đàn tới 40 con hoặc nhiều hơn nữa. Khỉ đuôi lợn hoạt động kiếm ăn ban ngày, cả ở thung lũng, rừng thưa, trên cây cũng như dưới mặt đất.
Do đặc điểm hình dáng và màu lông đẹp nên thường được đồng bào vùng cao nuôi nhốt làm cảnh.
Ở Việt Nam, khỉ đuôi lợn phân bố ở Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình...
Trên thế giới, khỉ đuôi lợn phân bố ở Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Thái Lan.
Khỉ đuôi lợn là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.