Dê Alpine Ibex là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758, thường gặp nhiều ở vùng Alps.Chúng sử dụng móng guốc giống như chiếc gọng kìm và sự nhanh nhẹn ấn tượng để leo lên ngay cả những vách đá dốc nhất, do đó loài dê này tránh được hầu hết các loài săn mồi.Chính khả năng leo lên cả những bức tường thẳng đứng của chúng đã khiến loài dê Ibex nổi tiếng khắp thế giới. Đôi khi ở đập Cingino và một số con đập khác ở Ý như Barbellino và Lago della Rossa, có thể bắt gặp những đàn dê Ibex với hàng chục con cùng leo lên vách đá dựng đứng.Vậy điều gì đã khiến những con dê Ibex phải mạo hiểm tính mạng của chúng đến vậy? Nguyên nhân là vì muối và những khoáng chất chảy ra từ loại đá được dùng để xây dựng lên con đập này.Dê Ibex sở hữu cơ bắp chắc khỏe và khả năng khéo léo từ hệ thần kinh thép đã giúp chúng có được khả năng leo trèo đỉnh cao của mình. Nhưng cũng chính vì lý do cần duy trì cơ bắp và hệ thần kinh khỏe mạnh đó, dê Ibex phải trèo lên những con dốc thẳng đứng của các con đập.Đó là nơi duy nhất chúng có thể tìm thấy muối, canxi và một khoáng chất được gọi là ettringite (muối nhôm canxi không sulfat ngậm nước sinh ra từ quá trình thủy hóa của xi măng poóc lăng).Thiếu những khoáng chất này, những con dê Ibex sẽ không thể xây dựng được một hệ xương chắc khỏe. Cơ bắp của chúng cũng yếu đi và hệ thần kinh làm việc không hiệu quả để phối hợp vận động đem đến cho chúng sự khéo léo.Khác với động vật ăn cỏ thuần hóa thường được những người nông dân cho ăn muối, những con dê Ibex trong hoang dã phải tự đi tìm nguồn muối cho mình từ khi còn nhỏ.Vào mùa xuân, loài động vật này thường liếm những con đường đã được xử lý bằng muối chống đóng băng, hoặc nhai bùn đất. Nhưng có được lượng muối cần thiết này không phải lúc nào cũng dễ dàng.Một nguồn muối quý mà chỉ loài dê Ibex mới có thể tiếp cận được tìm thấy trên các bức tường trên con đập như của Cingino. Ettringite, còn được gọi là muối Candlot, là một canxi alumi no-sunfat được hình thành trong quá trình thủy hóa xi măng poóc lăng.Tuy nhiên, không phải tất cả các cá thể của loài này đều có thể leo lên những con đập. Những con đực to lớn thường không thể tham gia vào hoạt động này do khối lượng cơ thể và chiếc sừng quá lớn.Trước đây, loài dê này tưởng chừng đã bị tuyệt chủng do nạn săn bắn quá mức để lấy thịt và sừng trong thế kỷ 19. Sau nhiều nỗ lực bảo tồn số lượng cá thể dê Ibex ở dãy Alps đã tăng từ 100 con lên hơn 50.000 con.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Dê Alpine Ibex là một loài động vật có vú trong họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1758, thường gặp nhiều ở vùng Alps.
Chúng sử dụng móng guốc giống như chiếc gọng kìm và sự nhanh nhẹn ấn tượng để leo lên ngay cả những vách đá dốc nhất, do đó loài dê này tránh được hầu hết các loài săn mồi.
Chính khả năng leo lên cả những bức tường thẳng đứng của chúng đã khiến loài dê Ibex nổi tiếng khắp thế giới. Đôi khi ở đập Cingino và một số con đập khác ở Ý như Barbellino và Lago della Rossa, có thể bắt gặp những đàn dê Ibex với hàng chục con cùng leo lên vách đá dựng đứng.
Vậy điều gì đã khiến những con dê Ibex phải mạo hiểm tính mạng của chúng đến vậy? Nguyên nhân là vì muối và những khoáng chất chảy ra từ loại đá được dùng để xây dựng lên con đập này.
Dê Ibex sở hữu cơ bắp chắc khỏe và khả năng khéo léo từ hệ thần kinh thép đã giúp chúng có được khả năng leo trèo đỉnh cao của mình. Nhưng cũng chính vì lý do cần duy trì cơ bắp và hệ thần kinh khỏe mạnh đó, dê Ibex phải trèo lên những con dốc thẳng đứng của các con đập.
Đó là nơi duy nhất chúng có thể tìm thấy muối, canxi và một khoáng chất được gọi là ettringite (muối nhôm canxi không sulfat ngậm nước sinh ra từ quá trình thủy hóa của xi măng poóc lăng).
Thiếu những khoáng chất này, những con dê Ibex sẽ không thể xây dựng được một hệ xương chắc khỏe. Cơ bắp của chúng cũng yếu đi và hệ thần kinh làm việc không hiệu quả để phối hợp vận động đem đến cho chúng sự khéo léo.
Khác với động vật ăn cỏ thuần hóa thường được những người nông dân cho ăn muối, những con dê Ibex trong hoang dã phải tự đi tìm nguồn muối cho mình từ khi còn nhỏ.
Vào mùa xuân, loài động vật này thường liếm những con đường đã được xử lý bằng muối chống đóng băng, hoặc nhai bùn đất. Nhưng có được lượng muối cần thiết này không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Một nguồn muối quý mà chỉ loài dê Ibex mới có thể tiếp cận được tìm thấy trên các bức tường trên con đập như của Cingino. Ettringite, còn được gọi là muối Candlot, là một canxi alumi no-sunfat được hình thành trong quá trình thủy hóa xi măng poóc lăng.
Tuy nhiên, không phải tất cả các cá thể của loài này đều có thể leo lên những con đập. Những con đực to lớn thường không thể tham gia vào hoạt động này do khối lượng cơ thể và chiếc sừng quá lớn.
Trước đây, loài dê này tưởng chừng đã bị tuyệt chủng do nạn săn bắn quá mức để lấy thịt và sừng trong thế kỷ 19. Sau nhiều nỗ lực bảo tồn số lượng cá thể dê Ibex ở dãy Alps đã tăng từ 100 con lên hơn 50.000 con.