Vi khuẩn M. xanthus dùng “mạng xã hội” giống Facebook để duy trì trật tự. Tế bào của vi khuẩn M. xanthus kết nối với nhau thành các màng chuỗi thống nhất giống như một mạng xã hội để né tránh và tiêu diệt các vi khuẩn thù địch như E. coli… Loài vi khuẩn này khiến con người ngạc nhiên hơn khi nó cũng cài đặt “bảo mật”, nghĩa là nó chỉ cho phép các vi khuẩn M. xanthus gia nhập và “cấm cửa” các loại vi khuẩn khác. Côn trùng đất sử dụng “wifi” để giao tiếp. Trong thế giới động vật, việc cạnh tranh tìm kiếm thức ăn cũng rất khó khăn, vì vậy mà một số loài côn trùng sống trong đất đã gửi tín hiệu không dây cho các loài côn trùng khác trên mặt đất đề phòng trường hợp tranh giành hoặc vô tình đụng chạm đến thức ăn của chúng. Bọ cánh cứng Melanophila có tích hợp cảm biến hồng ngoại. Loài bọ cánh cứng này có may mắn sở hữu bộ cảm biến hồng ngoại tuyệt vời. Chúng có thể dễ dàng phát hiện ra những nơi có cháy và sau đó di chuyển để tiếp cận ngọn lửa.Ốc sên và lá cây sử dụng cơ chế phân loại tế bào tự động để tạo ra hình dáng. Vỏ ốc sên có nhiều hình thù hoa văn phức tạp là do cơ chế phân loại tế bào tự động của loài này, theo thời gian, các mô hình của vỏ ốc liên tục tiến hóa, mỗi tế bào của vỏ sẽ tự gia tăng sắc tố. Tương tự như vậy, lá cây cũng sử dụng cơ chế phân loại tự động đó để điều chỉnh các chuyển động của lỗ thoát nước trên lá và hình thù của lá cây. Hệ thống “giao thông công cộng” của nấm mốc xanh rất hiện đại. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hokkaido, Nhật Bản đã thử tạo nấm mốc bên trong một món ăn giống như thành phố Tokyo tượng trưng. Theo thời gian, các nhà khoa học đã chứng kiến những con đường mòn mà nấm mốc phát triển: rất hiện tại, không hề bị trùng hợp lẫn nhau. Loài kiến kiếm mồi tương tự giao thức Internet. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng khi tìm kiếm thức ăn, kiến tha về tổ chính xác theo các trình tự mà một mạng internet làm việc. Đàn kiến kiểm soát tốc độ thức ăn đem trở về tổ, nếu kiến đem thực phẩm trở về một cách nhanh chóng, chứng tỏ nguồn thức ăn rất phong phú, và kiến chúa sẽ cử những con khác cùng đi thu hoạch, ngược lại, nếu những con kiến trở lại từ từ, nguồn cung cấp thực phẩm bị hạn chế thì số lượng kiến được cử ra ngoài cũng sẽ giảm. Nấm rễ bắt chước phần mềm Anti-Virus. Khi lá cây bị bệnh hoặc rệp tấn công, loài nấm rễ sẽ giải phóng một hóa chất đặc biệt để cảnh báo. Cảnh báo sẽ được thông báo tới các bộ phận còn lại của cây để lựa chọn đối sách sửa chữa hoặc tiêu diệt.
Côn trùng nhỏ Issus có bánh răng trong chân. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện có bánh răng ở bên trong chân của loài côn trùng nhỏ tên Issus, được sử dụng để đồng bộ hóa các chuyển động chân của loài sinh vật này, nhờ có các bánh răng này mà nó có thể nhảy với tốc độ phi thường 13 km/ giờ trong khi cơ thể chỉ dài khoảng 2mm. Tuy nhiên, có một nhược điểm là các bánh răng chỉ xuất hiện trong giai đoạn nhộng, và bị mất đi trong quá trình trưởng thành.
Ong bắp cày ký sinh gỗ có Radar thâm nhập lòng đất. Để tìm ra các ấu trùng, ong bắp cày ký sinh gỗ đã phát triển một biến thể của radar thâm nhập lòng đất.
Ong bắp cày phương Đông phát ra năng lượng Mặt trời. Không giống như các loài ong bắp cày khác, ong bắp cày phương Đông hoạt động tích cực nhất khi Mặt trời nóng để bảo tồn năng lượng, duy trì nhiệt độ cơ thể và phát ra năng lượng khi Mặt trời lặn. Thông qua phân tích sinh học của các nhà khoa học từ Đại học Tel Aviv, Israel thì loài này có thể chuyển đổi bức xạ Mặt trời thành điện năng, sử dụng cho các hoạt động bao gồm cả đào hang . Thậm chí, loài ong này cũng sử dụng nguồn năng lượng Mặt trời dự trữ để vận hành hệ thống phức tạp bên trong cơ thể của mình.
Vi khuẩn M. xanthus dùng “mạng xã hội” giống Facebook để duy trì trật tự. Tế bào của vi khuẩn M. xanthus kết nối với nhau thành các màng chuỗi thống nhất giống như một mạng xã hội để né tránh và tiêu diệt các vi khuẩn thù địch như E. coli… Loài vi khuẩn này khiến con người ngạc nhiên hơn khi nó cũng cài đặt “bảo mật”, nghĩa là nó chỉ cho phép các vi khuẩn M. xanthus gia nhập và “cấm cửa” các loại vi khuẩn khác.
Côn trùng đất sử dụng “wifi” để giao tiếp. Trong thế giới động vật, việc cạnh tranh tìm kiếm thức ăn cũng rất khó khăn, vì vậy mà một số loài côn trùng sống trong đất đã gửi tín hiệu không dây cho các loài côn trùng khác trên mặt đất đề phòng trường hợp tranh giành hoặc vô tình đụng chạm đến thức ăn của chúng.
Bọ cánh cứng Melanophila có tích hợp cảm biến hồng ngoại. Loài bọ cánh cứng này có may mắn sở hữu bộ cảm biến hồng ngoại tuyệt vời. Chúng có thể dễ dàng phát hiện ra những nơi có cháy và sau đó di chuyển để tiếp cận ngọn lửa.
Ốc sên và lá cây sử dụng cơ chế phân loại tế bào tự động để tạo ra hình dáng. Vỏ ốc sên có nhiều hình thù hoa văn phức tạp là do cơ chế phân loại tế bào tự động của loài này, theo thời gian, các mô hình của vỏ ốc liên tục tiến hóa, mỗi tế bào của vỏ sẽ tự gia tăng sắc tố. Tương tự như vậy, lá cây cũng sử dụng cơ chế phân loại tự động đó để điều chỉnh các chuyển động của lỗ thoát nước trên lá và hình thù của lá cây.
Hệ thống “giao thông công cộng” của nấm mốc xanh rất hiện đại. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Hokkaido, Nhật Bản đã thử tạo nấm mốc bên trong một món ăn giống như thành phố Tokyo tượng trưng. Theo thời gian, các nhà khoa học đã chứng kiến những con đường mòn mà nấm mốc phát triển: rất hiện tại, không hề bị trùng hợp lẫn nhau.
Loài kiến kiếm mồi tương tự giao thức Internet. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng khi tìm kiếm thức ăn, kiến tha về tổ chính xác theo các trình tự mà một mạng internet làm việc. Đàn kiến kiểm soát tốc độ thức ăn đem trở về tổ, nếu kiến đem thực phẩm trở về một cách nhanh chóng, chứng tỏ nguồn thức ăn rất phong phú, và kiến chúa sẽ cử những con khác cùng đi thu hoạch, ngược lại, nếu những con kiến trở lại từ từ, nguồn cung cấp thực phẩm bị hạn chế thì số lượng kiến được cử ra ngoài cũng sẽ giảm.
Nấm rễ bắt chước phần mềm Anti-Virus. Khi lá cây bị bệnh hoặc rệp tấn công, loài nấm rễ sẽ giải phóng một hóa chất đặc biệt để cảnh báo. Cảnh báo sẽ được thông báo tới các bộ phận còn lại của cây để lựa chọn đối sách sửa chữa hoặc tiêu diệt.
Côn trùng nhỏ Issus có bánh răng trong chân. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện có bánh răng ở bên trong chân của loài côn trùng nhỏ tên Issus, được sử dụng để đồng bộ hóa các chuyển động chân của loài sinh vật này, nhờ có các bánh răng này mà nó có thể nhảy với tốc độ phi thường 13 km/ giờ trong khi cơ thể chỉ dài khoảng 2mm. Tuy nhiên, có một nhược điểm là các bánh răng chỉ xuất hiện trong giai đoạn nhộng, và bị mất đi trong quá trình trưởng thành.
Ong bắp cày ký sinh gỗ có Radar thâm nhập lòng đất. Để tìm ra các ấu trùng, ong bắp cày ký sinh gỗ đã phát triển một biến thể của radar thâm nhập lòng đất.
Ong bắp cày phương Đông phát ra năng lượng Mặt trời. Không giống như các loài ong bắp cày khác, ong bắp cày phương Đông hoạt động tích cực nhất khi Mặt trời nóng để bảo tồn năng lượng, duy trì nhiệt độ cơ thể và phát ra năng lượng khi Mặt trời lặn. Thông qua phân tích sinh học của các nhà khoa học từ Đại học Tel Aviv, Israel thì loài này có thể chuyển đổi bức xạ Mặt trời thành điện năng, sử dụng cho các hoạt động bao gồm cả đào hang . Thậm chí, loài ong này cũng sử dụng nguồn năng lượng Mặt trời dự trữ để vận hành hệ thống phức tạp bên trong cơ thể của mình.