Sau khi xem xét thành phần hóa học của một loạt thiên thạch sao Hỏa có độ tinh khiết lớn, các nhà khoa học phát hiện ra rằng chúng tạo ra phản ứng kỳ diệu với nước.Cụ thể, những viên thiên thạch chỉ cần được tiếp xúc với nước sẽ tạo ra năng lượng hóa học cần thiết để hỗ trợ các cộng đồng vi sinh vật tương tự như vi sinh vật ở Trái đất. Đây là những loài vẫn đang sống khỏe khắp địa cầu mà không cần ánh sáng.Những thiên thạch được tìm thấy đại diện cho nhiều vị trí của lớp vỏ sao Hỏa rộng lớn, nên phát hiện này cho thấy phần lớn thế giới dưới lòng đất của sao Hỏa là phù hợp với sự sống ngoài hành tinh dạng vi khuẩn."Chúng tôi chưa biết liệu sự sống đã bao giờ bắt đầu trên sao Hỏa hay chưa, nhưng nếu có, sẽ có rất nhiều năng lượng ở đó để duy trì sự sống đó cho đến ngày nay" - tiến sĩ Jesse Tarna từ NASA, một trong các tác giả chính của nghiên cứu, khẳng định.Phát hiện này phù hợp với các nghiên cứu trên Trái đất những năm gần đây, tiết lộ nhiều hệ vi sinh vật ngầm phong phú, không sống bằng ánh sáng và những loại thức ăn mà chúng ta nghĩ cần cho sự sống.Những vi sinh vật này "ăn" sản phẩm phụ của các phản ứng hóa học tạo nên khi đá tiếp xúc với nước. Trong đó, phản ứng phổ biến nhất chính là sự phân giải phóng xạ.Sao Hỏa từng có rất nhiều nước và người ta đang nghi ngờ một số lượng lớn nước vẫn đang được hành tinh đỏ "cất giấu" ngay dưới bề mặt, giống như cách Trái đất sở hữu nước trong cả lớp vỏ và lớp phủ.Các nhà khoa học hy vọng tìm thấy hóa thạch của vi khuẩn cổ đại trên sao Hỏa, cũng có khi họ sẽ tìm thấy cả sinh vật ngoài hành tinh còn sống, nếu đi đúng hướng, bằng cách tìm kiếm các hang động ngầm giống như trên Trái đất.Môi trường sống dưới lòng đất được cho là lý tưởng đối với một hành tinh phải hứng chịu bức xạ vũ trụ nhiều như sao Hỏa: mặt đất có thể độc hại, nhưng "thế giới ngầm" sẽ được bảo vệ khỏi bức xạ cực kỳ tốt.Nhiều nghiên cứu cho rằng, sao Hỏa từng là một hành tinh ấm áp, ẩm ướt và hoàn toàn có đủ năng lực nuôi dưỡng sự sống. Tuy nhiên, điều gì đó đã xảy ra khiến nó mất đi khí quyển và biến thành sa mạc chết chóc, khắc nghiệt như ngày nay.Sao Hỏa trên thực tế không ít lần chuyển đổi từ môi trường ẩm ướt hơn để sang điều kiện khí hậu khô hạn và ngược lại, trước khi hoàn toàn mất đi nước trên bề mặt vào khoảng 3 tỉ năm trước.Đến nay, dù đã đưa rất nhiều tàu vũ trụ lên thám hiểm sao Hỏa nhưng rất nhiều bí ẩn tại hành tinh đỏ này vẫn chưa được khám phá.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Sau khi xem xét thành phần hóa học của một loạt thiên thạch sao Hỏa có độ tinh khiết lớn, các nhà khoa học phát hiện ra rằng chúng tạo ra phản ứng kỳ diệu với nước.
Cụ thể, những viên thiên thạch chỉ cần được tiếp xúc với nước sẽ tạo ra năng lượng hóa học cần thiết để hỗ trợ các cộng đồng vi sinh vật tương tự như vi sinh vật ở Trái đất. Đây là những loài vẫn đang sống khỏe khắp địa cầu mà không cần ánh sáng.
Những thiên thạch được tìm thấy đại diện cho nhiều vị trí của lớp vỏ sao Hỏa rộng lớn, nên phát hiện này cho thấy phần lớn thế giới dưới lòng đất của sao Hỏa là phù hợp với sự sống ngoài hành tinh dạng vi khuẩn.
"Chúng tôi chưa biết liệu sự sống đã bao giờ bắt đầu trên sao Hỏa hay chưa, nhưng nếu có, sẽ có rất nhiều năng lượng ở đó để duy trì sự sống đó cho đến ngày nay" - tiến sĩ Jesse Tarna từ NASA, một trong các tác giả chính của nghiên cứu, khẳng định.
Phát hiện này phù hợp với các nghiên cứu trên Trái đất những năm gần đây, tiết lộ nhiều hệ vi sinh vật ngầm phong phú, không sống bằng ánh sáng và những loại thức ăn mà chúng ta nghĩ cần cho sự sống.
Những vi sinh vật này "ăn" sản phẩm phụ của các phản ứng hóa học tạo nên khi đá tiếp xúc với nước. Trong đó, phản ứng phổ biến nhất chính là sự phân giải phóng xạ.
Sao Hỏa từng có rất nhiều nước và người ta đang nghi ngờ một số lượng lớn nước vẫn đang được hành tinh đỏ "cất giấu" ngay dưới bề mặt, giống như cách Trái đất sở hữu nước trong cả lớp vỏ và lớp phủ.
Các nhà khoa học hy vọng tìm thấy hóa thạch của vi khuẩn cổ đại trên sao Hỏa, cũng có khi họ sẽ tìm thấy cả sinh vật ngoài hành tinh còn sống, nếu đi đúng hướng, bằng cách tìm kiếm các hang động ngầm giống như trên Trái đất.
Môi trường sống dưới lòng đất được cho là lý tưởng đối với một hành tinh phải hứng chịu bức xạ vũ trụ nhiều như sao Hỏa: mặt đất có thể độc hại, nhưng "thế giới ngầm" sẽ được bảo vệ khỏi bức xạ cực kỳ tốt.
Nhiều nghiên cứu cho rằng, sao Hỏa từng là một hành tinh ấm áp, ẩm ướt và hoàn toàn có đủ năng lực nuôi dưỡng sự sống. Tuy nhiên, điều gì đó đã xảy ra khiến nó mất đi khí quyển và biến thành sa mạc chết chóc, khắc nghiệt như ngày nay.
Sao Hỏa trên thực tế không ít lần chuyển đổi từ môi trường ẩm ướt hơn để sang điều kiện khí hậu khô hạn và ngược lại, trước khi hoàn toàn mất đi nước trên bề mặt vào khoảng 3 tỉ năm trước.
Đến nay, dù đã đưa rất nhiều tàu vũ trụ lên thám hiểm sao Hỏa nhưng rất nhiều bí ẩn tại hành tinh đỏ này vẫn chưa được khám phá.