1. Chúng có khả năng thích nghi trong thời gian cực ngắn
Vào giữa những năm 80 của thế kỷ trước, các loại thuốc diệt côn trùng bắt đầu trộn lẫn bả đường với một loại độc có tác động chậm để lây bệnh và tiêu diệt gián. Lúc đầu, chiến lược này tỏ ra khá hiệu quả, tuy nhiên đến năm 1993, loại chất độc trong hỗn hợp trên đã không còn phát huy hiệu quả nữa.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường đại học quốc gia bắc Caroline, Mỹ, cho thấy: gián đã thay đổi thành phần hóa học trong cơ thể, khiến đường trở nên đắng hơn với chúng. Những con gián sống sót sau khi ăn loại độc tố trên đã truyền “cảm hứng ghét” cho những thế hệ sau.
2. Gián không cần con đực để sinh sản
Gián cái có thể đẻ được 40 đến 60 con con trong mỗi kỳ sinh nở. Nhưng điều đặc biệt là chúng thuộc loại động vật đồng trinh (nghĩa là không cần gián đực để sinh sản).
|
Gián cái sinh sản mà không cần gián đực. |
3. Chúng có thể tồn tại trong môi trường đầy phóng xạ
Chương trình Mytbuster, một chương trình khoa học giải trí của Mỹ, đã tiến hành thử nghiệm ảnh hưởng của phóng xạ lên gián. Họ phát hiện ra rằng 10% trong số hàng nghìn con gián có thể sống sót sau 30 ngày trong điều kiện bị chiếu tia phóng xạ như trong lò phản ứng Hiroshima. Tờ Slate giải thích rằng, có thể do gián là một tổ chức hữu cơ đơn giản, có ít gen nên chúng ít bị biến đổi gen.
4. Chúng có thể nhịn thở trong một thời gian dài
Nhiều người chắc hẳn sẽ ngạc nhiên vì sao nhiều loại thuốc diệt côn trùng lại không có tác dụng với gián. Thật đơn giản, bởi chúng có một hệ thống hô hấp cực kỳ hiệu quả. Năm 2009, một bản nghiên cứu của các nhà khoa học Australia đã chứng minh rằng gián có thể nín thở được trong vòng từ 5 đến 7 phút.
Dòng khí oxy sẽ đi vào hệ thống khí quản thông qua rất nhiều van, được gọi là lỗ thở ở động vật. Đôi lúc gián đóng các lỗ thở này lại và ngừng thở. Hành động này có thể giúp nó chống mất nước, đặc biệt là trong những giai đoạn khô hạn.
|
Chúng có thể sống trong môi trường bị nhiễm phóng xạ. |
5. Gián có thể sống mà không cần đầu
“Gián không hề có hệ thống các mạch máu hay mao mạch như con người để máu lưu thông trong cơ thể. Thay vào đó, chúng có một hệ thống tuần hoàn mở”-nhà hóa sinh Joseph Kunkel thuộc trường đại học Massachusetts Amherst cho biết. Khi gián bị mất đầu, nó vẫn có thể thở và sống được hàng nhiều tuần sau đó. Tuy nhiên, chúng lại mất khả năng tìm kiếm thức ăn, thường được thực hiện với sự phối hợp của não và râu.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: