Câu chuyện lạ hôm nay về người con dâu hiếu thảo, bà Phòng Khải Liên, năm nay 63 tuổi, sống tại "thôn hang sói" thuộc trấn Kiệu Sơn, huyện Cử, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc cùng với mẹ chồng đang nhận được sự chú ý lớn của dư luận. Sở dĩ có cái tên "thôn hang sói", "thôn ổ sói" là bởi nơi này ba mặt núi vây quanh. Trước đây chỉ có 10 gia đình trú ngụ, sau bởi vì giao thông bất tiện, nước ăn cũng phải đi lấy rất xa, người trong thôn đều rời xuống chân núi. Hiện tại chỉ còn bà Khải Liên và mẹ chồng mình là cụ Trần Quế Lan, năm nay 86 tuổi, vừa câm vừa điếc ở lại. (Nguồn Sina)Trước đây, nhà có ba người, tuy nhiên chồng của bà Khải Liên bị bệnh, đã nằm liệt giường cả chục năm. Trong suốt thời gian đó, bà một bên chăm sóc chồng đau yếu, một bên hầu hạ mẹ chồng câm điếc, hoàn toàn không có sức lao động. Không chỉ thế, bà còn chăn nuôi, trồng trọt. Cuộc sống vô cùng khổ cực. Tháng Chạp năm ngoái, người chồng trút hơi thở cuối cùng, để lại mẹ già cho bà Khải Liên chăm sóc. (Nguồn Sina)Từ lúc chồng mất, bà Khải Liên cùng mẹ chồng sống nương tựa lẫn nhau. Bà nói: "Ông nhà đã bỏ hai mẹ con chúng tôi mà đi trước nhưng dù có thể nào tôi cũng phải chăm sóc mẹ thật tốt". (Nguồn Sina)Bà cũng cho biết, từ khi được gả đi, chồng quanh năm có bệnh, bố chồng đã qua đời được 28 năm, mẹ chồng ốm yếu, không nghe, không nói được, tất cả mọi chuyện bà đều đứng ra lo liệu. Nơi này địa hình hiểm trở chỉ có thể trồng một vài loại hoa màu như ngô, khoai. Cũng bởi vì thiếu nước, trồng trọt chủ yếu mong vào mưa thuận gió hòa. (Nguồn Sina)Ở "thôn ổ sói", giao thông bất tiện, nước nôi thiếu hụt còn nghiêm trọng hơn. Tất cả lượng nước dùng để sinh hoạt đều chỉ dựa vào nước mưa. Phía sau thôn có giếng nhưng chẳng được mấy nước, hơn nữa do không thể che chắn, lá cây, bụi bặm phủ đầy. Sau khi lấy được nước về, phải lọc rất nhiều lần mới dùng được để uống. Trường hợp xấu nhất, không có nước, bà sẽ phải xuống tận nhà dân dưới chân núi để xin. (Nguồn Sina)Phóng viên có hỏi tại sao không di chuyển xuống chân núi như những người khác trong thôn, bà Khải Liên ngậm ngùi cho biết, nếu như rời đi, để xây lại một căn nhà ở được cũng mất rất nhiều tiền. Bởi vì không làm gì ra tiền nên hiện tại chỉ có thể ở lại trong thôn. Thi thoảng lên núi hái thuốc, hái rau rừng, bán đi kiếm chút tiền để đổi bữa. (Nguồn Sina)Tích cóp mãi, bà Khải Liên cũng mua được mấy con dê, hi vọng rằng sau này chúng lớn có thể bán đi kiếm được chút tiền kha khá. Bên cạnh đó, bà còn nuôi vài con gà, chỉ nuôi để chúng đẻ trứng. Tuy nhiên trứng gà cũng rất ít khi ăn mà để dành để bán. (Nguồn Sina)Bám trụ lại ngôi làng bị bỏ hoang có cái tên ghê rợn "thôn ổ sói" để chăm sóc mẹ chồng già yếu, bà Khải Liên cực kỳ vất vả. Mặc dù chính quyền địa phương và nhiều nhà hảo tâm vào những ngày lễ, tết vẫn đến cho chút quà, đồ dùng hàng ngày và một ít tiền nhưng tất cả những điều đó vẫn không thấm vào đâu. (Nguồn Sina)Theo bà Khải Liên chia sẻ, do nhà nhiều năm không sửa, đã hỏng hóc, dột nhiều chỗ. Khi mưa xuống quả thật chật vật. Năm ngoái may có chút tiền quyên góp, bà sửa lại chút ít mới đỡ hơn. (Nguồn Sina)Tuy vậy, ở đây thực sự rất ít có người tới. Đặc biệt đến buổi tối, gió lạnh gào thét chẳng khác nào tiếng sói hú tìm mồi, mẹ chồng câm điếc không biết, chỉ có một mình bà nghe được, nhiều lúc cảm thấy cực kỳ sợ hãi, giật mình tỉnh giấc không sao ngủ lại được, nhưng vì muốn chăm sóc tốt cho mẹ chồng, bà cố nén sợ hãi, kiên trì ở lại chỗ này. (Nguồn Sina)Nói đến con cái, bà Khải Liên có một con trai, một con gái, cả hai đều rời xuống chân núi sinh sống. Con dâu của bà thân thể không tốt, hay đổ bệnh, để sống được, con trai thường xuyên đến tỉnh khác làm công. Con gái của bà cũng đã lập gia đình, theo chồng đến nơi khác để kiếm tiền. Chỉ có ngày mùa, ngày lễ, ngày tết mới trở lại thôn để thăm mẹ và bà nội một chút rồi lại đi ngay, không trông chờ được gì. (Nguồn Sina)Hiện tại, bà Khải Liên chỉ mong bản thân khỏe mạnh lâu dài để có thể chăm sóc tốt được cho mẹ chồng. Nhiều lúc cơ cực, nghĩ rồi lại khóc vì tủi thân, vì cuộc đời quá cơ cực. Nhưng rồi gạt qua tất cả, bà lại cố gắng lạc quan sống tiếp. (Nguồn Sina)Câu chuyện về bà Khải Liên ở lại thôn hang sói để chăm mẹ chồng đã lay động được rất nhiều người, họ kêu gọi chính quyền địa phương sẽ giúp đỡ hai mẹ con bà Khải Liên có được một mái ấm tình thương, giúp họ có thể chuyển xuống chân núi để sống và sinh hoạt, cuộc đời sẽ bớt khổ cực và cô độc hơn. (Nguồn Sina)
Câu chuyện lạ hôm nay về người con dâu hiếu thảo, bà Phòng Khải Liên, năm nay 63 tuổi, sống tại "thôn hang sói" thuộc trấn Kiệu Sơn, huyện Cử, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc cùng với mẹ chồng đang nhận được sự chú ý lớn của dư luận. Sở dĩ có cái tên "thôn hang sói", "thôn ổ sói" là bởi nơi này ba mặt núi vây quanh. Trước đây chỉ có 10 gia đình trú ngụ, sau bởi vì giao thông bất tiện, nước ăn cũng phải đi lấy rất xa, người trong thôn đều rời xuống chân núi. Hiện tại chỉ còn bà Khải Liên và mẹ chồng mình là cụ Trần Quế Lan, năm nay 86 tuổi, vừa câm vừa điếc ở lại. (Nguồn Sina)
Trước đây, nhà có ba người, tuy nhiên chồng của bà Khải Liên bị bệnh, đã nằm liệt giường cả chục năm. Trong suốt thời gian đó, bà một bên chăm sóc chồng đau yếu, một bên hầu hạ mẹ chồng câm điếc, hoàn toàn không có sức lao động. Không chỉ thế, bà còn chăn nuôi, trồng trọt. Cuộc sống vô cùng khổ cực. Tháng Chạp năm ngoái, người chồng trút hơi thở cuối cùng, để lại mẹ già cho bà Khải Liên chăm sóc. (Nguồn Sina)
Từ lúc chồng mất, bà Khải Liên cùng mẹ chồng sống nương tựa lẫn nhau. Bà nói: "Ông nhà đã bỏ hai mẹ con chúng tôi mà đi trước nhưng dù có thể nào tôi cũng phải chăm sóc mẹ thật tốt". (Nguồn Sina)
Bà cũng cho biết, từ khi được gả đi, chồng quanh năm có bệnh, bố chồng đã qua đời được 28 năm, mẹ chồng ốm yếu, không nghe, không nói được, tất cả mọi chuyện bà đều đứng ra lo liệu. Nơi này địa hình hiểm trở chỉ có thể trồng một vài loại hoa màu như ngô, khoai. Cũng bởi vì thiếu nước, trồng trọt chủ yếu mong vào mưa thuận gió hòa. (Nguồn Sina)
Ở "thôn ổ sói", giao thông bất tiện, nước nôi thiếu hụt còn nghiêm trọng hơn. Tất cả lượng nước dùng để sinh hoạt đều chỉ dựa vào nước mưa. Phía sau thôn có giếng nhưng chẳng được mấy nước, hơn nữa do không thể che chắn, lá cây, bụi bặm phủ đầy. Sau khi lấy được nước về, phải lọc rất nhiều lần mới dùng được để uống. Trường hợp xấu nhất, không có nước, bà sẽ phải xuống tận nhà dân dưới chân núi để xin. (Nguồn Sina)
Phóng viên có hỏi tại sao không di chuyển xuống chân núi như những người khác trong thôn, bà Khải Liên ngậm ngùi cho biết, nếu như rời đi, để xây lại một căn nhà ở được cũng mất rất nhiều tiền. Bởi vì không làm gì ra tiền nên hiện tại chỉ có thể ở lại trong thôn. Thi thoảng lên núi hái thuốc, hái rau rừng, bán đi kiếm chút tiền để đổi bữa. (Nguồn Sina)
Tích cóp mãi, bà Khải Liên cũng mua được mấy con dê, hi vọng rằng sau này chúng lớn có thể bán đi kiếm được chút tiền kha khá. Bên cạnh đó, bà còn nuôi vài con gà, chỉ nuôi để chúng đẻ trứng. Tuy nhiên trứng gà cũng rất ít khi ăn mà để dành để bán. (Nguồn Sina)
Bám trụ lại ngôi làng bị bỏ hoang có cái tên ghê rợn "thôn ổ sói" để chăm sóc mẹ chồng già yếu, bà Khải Liên cực kỳ vất vả. Mặc dù chính quyền địa phương và nhiều nhà hảo tâm vào những ngày lễ, tết vẫn đến cho chút quà, đồ dùng hàng ngày và một ít tiền nhưng tất cả những điều đó vẫn không thấm vào đâu. (Nguồn Sina)
Theo bà Khải Liên chia sẻ, do nhà nhiều năm không sửa, đã hỏng hóc, dột nhiều chỗ. Khi mưa xuống quả thật chật vật. Năm ngoái may có chút tiền quyên góp, bà sửa lại chút ít mới đỡ hơn. (Nguồn Sina)
Tuy vậy, ở đây thực sự rất ít có người tới. Đặc biệt đến buổi tối, gió lạnh gào thét chẳng khác nào tiếng sói hú tìm mồi, mẹ chồng câm điếc không biết, chỉ có một mình bà nghe được, nhiều lúc cảm thấy cực kỳ sợ hãi, giật mình tỉnh giấc không sao ngủ lại được, nhưng vì muốn chăm sóc tốt cho mẹ chồng, bà cố nén sợ hãi, kiên trì ở lại chỗ này. (Nguồn Sina)
Nói đến con cái, bà Khải Liên có một con trai, một con gái, cả hai đều rời xuống chân núi sinh sống. Con dâu của bà thân thể không tốt, hay đổ bệnh, để sống được, con trai thường xuyên đến tỉnh khác làm công. Con gái của bà cũng đã lập gia đình, theo chồng đến nơi khác để kiếm tiền. Chỉ có ngày mùa, ngày lễ, ngày tết mới trở lại thôn để thăm mẹ và bà nội một chút rồi lại đi ngay, không trông chờ được gì. (Nguồn Sina)
Hiện tại, bà Khải Liên chỉ mong bản thân khỏe mạnh lâu dài để có thể chăm sóc tốt được cho mẹ chồng. Nhiều lúc cơ cực, nghĩ rồi lại khóc vì tủi thân, vì cuộc đời quá cơ cực. Nhưng rồi gạt qua tất cả, bà lại cố gắng lạc quan sống tiếp. (Nguồn Sina)
Câu chuyện về bà Khải Liên ở lại thôn hang sói để chăm mẹ chồng đã lay động được rất nhiều người, họ kêu gọi chính quyền địa phương sẽ giúp đỡ hai mẹ con bà Khải Liên có được một mái ấm tình thương, giúp họ có thể chuyển xuống chân núi để sống và sinh hoạt, cuộc đời sẽ bớt khổ cực và cô độc hơn. (Nguồn Sina)