Hươu cao cổ thường ngủ 2 tiếng mỗi đêm, nhưng nghiên cứu mới của tổ chức National Sleep Foundation cho biết loài này có thể thức trắng đêm hàng tuần mà không hề hấn. Chuột sóc vàng (golden dormouse) dựa vào nhánh cây để ngủ và chỉ một tiếng động nhỏ nhất cũng có thể khiến nó tỉnh giấc ngay lập tức. Cả con người và một số loài động vật, như bạch tuộc và mực đều thể hiện chuyển động mắt nhanh chóng, chuyển động liên quan đến những giấc mơ và giấc ngủ sâu. Trong giấc ngủ sâu, loài chó cũng thực hiện các hành vi sủa và co giật chân khi nằm xuống, gần tương tự như hành động mộng du của con người. Vì sao có thời gian ngủ khác nhau giữa các loài động vật vẫn còn là vấn đề bí ẩn, gây nhiều tranh cãi. Một số nhà khoa học cho rằng thời gian ngủ của các loài động vật có thể phụ thuộc vào tỷ lệ trao đổi chất của chúng, một số khác cho rằng môi trường là yếu tố quyết định. Động vật nhỏ hơn có xu hướng cần ngủ nhiều hơn những con vật trưởng thành, nhưng những kẻ săn mồi hàng đầu như sư tử lại cần ngủ đến hơn 8h/ngày. Động vật chăn thả như hươu cao cổ và bò dành nhiều thời gian ăn mà không cần nhiều thời gian cho giấc ngủ. Ngựa đứng gần như 98% thời gian của chúng, nên loài này khó khăn để có giấc ngủ sâu. Các loài vật khác như chim, khỉ đầu chó cũng khó ngủ sâu, do phải giữ một mắt hoặc tai mở để tránh kẻ thù. Động vật biển như cá heo giữ một bên bán cầu não tỉnh táo để nó có thể bơi và hít thở trong khi đang ngủ.
Hươu cao cổ thường ngủ 2 tiếng mỗi đêm, nhưng nghiên cứu mới của tổ chức National Sleep Foundation cho biết loài này có thể thức trắng đêm hàng tuần mà không hề hấn.
Chuột sóc vàng (golden dormouse) dựa vào nhánh cây để ngủ và chỉ một tiếng động nhỏ nhất cũng có thể khiến nó tỉnh giấc ngay lập tức.
Cả con người và một số loài động vật, như bạch tuộc và mực đều thể hiện chuyển động mắt nhanh chóng, chuyển động liên quan đến những giấc mơ và giấc ngủ sâu.
Trong giấc ngủ sâu, loài chó cũng thực hiện các hành vi sủa và co giật chân khi nằm xuống, gần tương tự như hành động mộng du của con người.
Vì sao có thời gian ngủ khác nhau giữa các loài động vật vẫn còn là vấn đề bí ẩn, gây nhiều tranh cãi. Một số nhà khoa học cho rằng thời gian ngủ của các loài động vật có thể phụ thuộc vào tỷ lệ trao đổi chất của chúng, một số khác cho rằng môi trường là yếu tố quyết định.
Động vật nhỏ hơn có xu hướng cần ngủ nhiều hơn những con vật trưởng thành, nhưng những kẻ săn mồi hàng đầu như sư tử lại cần ngủ đến hơn 8h/ngày.
Động vật chăn thả như hươu cao cổ và bò dành nhiều thời gian ăn mà không cần nhiều thời gian cho giấc ngủ.
Ngựa đứng gần như 98% thời gian của chúng, nên loài này khó khăn để có giấc ngủ sâu. Các loài vật khác như chim, khỉ đầu chó cũng khó ngủ sâu, do phải giữ một mắt hoặc tai mở để tránh kẻ thù.
Động vật biển như cá heo giữ một bên bán cầu não tỉnh táo để nó có thể bơi và hít thở trong khi đang ngủ.