Côn trùng luôn được biết đến là những loài có kích thước nhỏ bé. Tuy nhiên nhiều loài trong số đó chứa chất kịch độc, được ví là sát thủ khét tiếng.Những người nhạy cảm với chất độc của côn trùng, khi bị trúng độc, nhẹ thì cảm thấy đau, sát, sưng tấy, nặng hơn có thể sốc phản vệ, thậm chí là tử vong, nếu không được điều trị kịp thời.Giời leo: Con giời leo là tên dân gian chỉ loài côn trùng thuộc lớp chân môi giống rết, kích thước nhỏ như cây tăm, màu nâu. Khi bị đập chết, các độc tố bên trong cơ thể con bọ giời giải phóng ra ngoài. Nếu dính vào da có thể gây kích ứng, tạo cảm giác bỏng rát, sưng rộp... Nhện: Đây là loài côn trùng quen thuộc, điều đáng nói, hầu hết các loài nhện đều chứa chất độc. Nạn nhân bị nhện độc cắn thường bị sưng viêm, đau nhức. Những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể có dị ứng với triệu chứng phát ban, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng,…Ong: Ong mật và ong bắp cày được coi là sát thủ khét tiếng bởi nọc độc. Khi bị đốt, người bị đốt ngay lập tức cảm thấy đau, ngứa, và sưng tấy. Đối với người mẫn cảm, có thể bị nổi mày đay, phù mạch, co thắt phế quản, hạ huyết áp hoặc kết hợp; sưng một mình không phải là một biểu hiện của phản ứng dị ứng.Kiến lửa: Tuy nhỏ bé, nhưng chúng được coi là loài hung dữ và chứa nhiều độc tố. Khi bị tấn công, chúng lập tức chích, nọc độc nhanh chóng phát tác gây đau ngay lập tức, sau đó là tổn thương kiểu bỏng rát...Cuốn chiếu: Nhiều người nghĩ loài này vô hại, thực tế không phải. Tuy không nguy hiểm như một số lời đồn thổi, nhưng bị dính nọc độc của cuốn chiếu có thể bị nổi mẩn đỏ, sưng tấy, nếu dính vào mắt có thể gây ra các vấn đề về mắt như viêm kết mạc…Rết nhà: Chúng có những cặp chân chứa nọc độc nguy hiểm như forcipules. Nạn nhân bị cắn sẽ phải chịu nỗi đau khủng khiếp và có thể xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, hay nôn và co giật. Vì vậy, nếu bị rết nhà cắn nên đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.Chấy, bọ chét, rệp: Đây là những côn trùng không chứa nọc độc. Tuy nhiên, khi cắn đốt, chúng gây khó chịu. Nặng hơn tại các vết cắn, đốt, có thể xuất hiện màu đỏ, có thể là nốt bỏng giộp. Chỗ da này dễ bị vỡ tạo nên vết thương hở gây nhiễm trùng và sẽ lâu lành.Mời độc giả xem video:Nâng tầm giá trị trái vải. Nguồn: VTV24.
Côn trùng luôn được biết đến là những loài có kích thước nhỏ bé. Tuy nhiên nhiều loài trong số đó chứa chất kịch độc, được ví là sát thủ khét tiếng.
Những người nhạy cảm với chất độc của côn trùng, khi bị trúng độc, nhẹ thì cảm thấy đau, sát, sưng tấy, nặng hơn có thể sốc phản vệ, thậm chí là tử vong, nếu không được điều trị kịp thời.
Giời leo: Con giời leo là tên dân gian chỉ loài côn trùng thuộc lớp chân môi giống rết, kích thước nhỏ như cây tăm, màu nâu. Khi bị đập chết, các độc tố bên trong cơ thể con bọ giời giải phóng ra ngoài. Nếu dính vào da có thể gây kích ứng, tạo cảm giác bỏng rát, sưng rộp...
Nhện: Đây là loài côn trùng quen thuộc, điều đáng nói, hầu hết các loài nhện đều chứa chất độc. Nạn nhân bị nhện độc cắn thường bị sưng viêm, đau nhức. Những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể có dị ứng với triệu chứng phát ban, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng,…
Ong: Ong mật và ong bắp cày được coi là sát thủ khét tiếng bởi nọc độc. Khi bị đốt, người bị đốt ngay lập tức cảm thấy đau, ngứa, và sưng tấy. Đối với người mẫn cảm, có thể bị nổi mày đay, phù mạch, co thắt phế quản, hạ huyết áp hoặc kết hợp; sưng một mình không phải là một biểu hiện của phản ứng dị ứng.
Kiến lửa: Tuy nhỏ bé, nhưng chúng được coi là loài hung dữ và chứa nhiều độc tố. Khi bị tấn công, chúng lập tức chích, nọc độc nhanh chóng phát tác gây đau ngay lập tức, sau đó là tổn thương kiểu bỏng rát...
Cuốn chiếu: Nhiều người nghĩ loài này vô hại, thực tế không phải. Tuy không nguy hiểm như một số lời đồn thổi, nhưng bị dính nọc độc của cuốn chiếu có thể bị nổi mẩn đỏ, sưng tấy, nếu dính vào mắt có thể gây ra các vấn đề về mắt như viêm kết mạc…
Rết nhà: Chúng có những cặp chân chứa nọc độc nguy hiểm như forcipules. Nạn nhân bị cắn sẽ phải chịu nỗi đau khủng khiếp và có thể xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, hay nôn và co giật. Vì vậy, nếu bị rết nhà cắn nên đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.
Chấy, bọ chét, rệp: Đây là những côn trùng không chứa nọc độc. Tuy nhiên, khi cắn đốt, chúng gây khó chịu. Nặng hơn tại các vết cắn, đốt, có thể xuất hiện màu đỏ, có thể là nốt bỏng giộp. Chỗ da này dễ bị vỡ tạo nên vết thương hở gây nhiễm trùng và sẽ lâu lành.
Mời độc giả xem video:Nâng tầm giá trị trái vải. Nguồn: VTV24.