Loài khỉ nhỏ Việt Nam quý hiếm này có tên gọi khác là cu li chậm lùn hay cu li nhỏ, tên khoa học là Nycticebus pygmaeus, là một loài linh trưởng độc đáo thuộc phân họ cu li chỉ xuất hiện tại các khu rừng ở Việt Nam, Lào và Campuchia.Không giống những chi, loài khác trong bộ linh trưởng có đầu óc thông minh và thể chất nhanh nhẹn, những con khỉ nhỏ Việt Nam di chuyển khá chậm chạp và tư duy đơn giản, có chút ngốc nghếch, đúng như tên gọi "chậm, lùn" của chúng.Ở nước ta, loài khỉ nhỏ quý hiếm hay cu li nhỏ được xếp vào danh mục các loài động vật nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Ước tính chỉ có khoảng 72.000 con sống trong môi trường hoang dã và 200 được nuôi nhốt.Chúng còn được coi là loài khỉ nhỏ nhất Việt Nam với chiều dài của một con Nycticebus pygmaeus trưởng thành chỉ từ 19 - 23cm, trọng lượng từ 377 gram đến 450gram.Đặc điểm nhận dạng loài khỉ nhỏ đáng yêu này là lông mềm mại màu hung nâu xen kẽ ít lông trắng bạc. Dọc sống mũi có vết trắng. Dọc sống lưng có vết hoe đỏ thẫm. Bụng trắng vàng ánh bạc.Chế độ ăn uống của loài khỉ này bao gồm các loại trái cây, côn trùng, động vật nhỏ, nhựa cây, mật hoa và đôi khi cả trứng chim, chim non trong tổ.Loài khỉ nhỏ đặc biệt này chủ yếu hoạt động kiếm ăn về đêm, ở rừng thưa quang thoáng, trên các gốc cây, bụi rậm ven rừng, trên nương rẫy.Chúng sống đơn độc, lặng lẽ, hoặc thành nhóm 3 - 4 con, di chuyển nhẹ nhàng chậm chạp chuyền từ cành này sang cành khác. Ban ngày cuộn tròn mình lại ngủ trong lùm cây. Đặc biệt, những con khỉ nhỏ quý hiếm này không bao giờ nhảy nhót, chuyền cành, mà chỉ từ từ chậm rãi bò dọc theo thân cây.Loài khỉ này có thể tiết ra một mùi hương cơ thể khá thú vị ở gần khuỷu tay của chúng. Những con đực sử dụng mùi hương này để đánh dấu, bảo vệ lãnh thổ của họ và thu hút bạn tình. Những con cái cũng thích giao phối với con đực có mùi hương quen thuộc.Hiện Nycticebus pygmaeus là loài nguy cấp do nơi cư trú bị chia cắt và ngày càng bị thu hẹp. Chúng đồng thời cũng là loài khỉ có giá trị khoa học và thẩm mỹ cao nên tình trạng săn bắn vẫn tiếp tục.
Loài khỉ nhỏ Việt Nam quý hiếm này có tên gọi khác là cu li chậm lùn hay cu li nhỏ, tên khoa học là Nycticebus pygmaeus, là một loài linh trưởng độc đáo thuộc phân họ cu li chỉ xuất hiện tại các khu rừng ở Việt Nam, Lào và Campuchia.
Không giống những chi, loài khác trong bộ linh trưởng có đầu óc thông minh và thể chất nhanh nhẹn, những con khỉ nhỏ Việt Nam di chuyển khá chậm chạp và tư duy đơn giản, có chút ngốc nghếch, đúng như tên gọi "chậm, lùn" của chúng.
Ở nước ta, loài khỉ nhỏ quý hiếm hay cu li nhỏ được xếp vào danh mục các loài động vật nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Ước tính chỉ có khoảng 72.000 con sống trong môi trường hoang dã và 200 được nuôi nhốt.
Chúng còn được coi là loài khỉ nhỏ nhất Việt Nam với chiều dài của một con Nycticebus pygmaeus trưởng thành chỉ từ 19 - 23cm, trọng lượng từ 377 gram đến 450gram.
Đặc điểm nhận dạng loài khỉ nhỏ đáng yêu này là lông mềm mại màu hung nâu xen kẽ ít lông trắng bạc. Dọc sống mũi có vết trắng. Dọc sống lưng có vết hoe đỏ thẫm. Bụng trắng vàng ánh bạc.
Chế độ ăn uống của loài khỉ này bao gồm các loại trái cây, côn trùng, động vật nhỏ, nhựa cây, mật hoa và đôi khi cả trứng chim, chim non trong tổ.
Loài khỉ nhỏ đặc biệt này chủ yếu hoạt động kiếm ăn về đêm, ở rừng thưa quang thoáng, trên các gốc cây, bụi rậm ven rừng, trên nương rẫy.
Chúng sống đơn độc, lặng lẽ, hoặc thành nhóm 3 - 4 con, di chuyển nhẹ nhàng chậm chạp chuyền từ cành này sang cành khác. Ban ngày cuộn tròn mình lại ngủ trong lùm cây. Đặc biệt, những con khỉ nhỏ quý hiếm này không bao giờ nhảy nhót, chuyền cành, mà chỉ từ từ chậm rãi bò dọc theo thân cây.
Loài khỉ này có thể tiết ra một mùi hương cơ thể khá thú vị ở gần khuỷu tay của chúng. Những con đực sử dụng mùi hương này để đánh dấu, bảo vệ lãnh thổ của họ và thu hút bạn tình. Những con cái cũng thích giao phối với con đực có mùi hương quen thuộc.
Hiện Nycticebus pygmaeus là loài nguy cấp do nơi cư trú bị chia cắt và ngày càng bị thu hẹp. Chúng đồng thời cũng là loài khỉ có giá trị khoa học và thẩm mỹ cao nên tình trạng săn bắn vẫn tiếp tục.