Đại diện tiêu biểu của những loài động vật sống trên cây có nhiều chiêu trò thông minh là loài chim Acanthiza pusilla – một loài chim nhỏ bé của Australia nhưng lại hiểu rất rõ lợi ích của việc lừa đảo động vật ăn thịt. Khi phát hiện ra kẻ thù đến gần, chúng kêu toáng lên như thể có con chim ưng đang đến gần, làm những kẻ ăn thịt nhỏ hơn phải sợ hãi tránh xa.Kiến cây xanh là loài vô cùng hung hăng, một đàn thường có tới 500.000 kiến thợ với lãnh thổ có thể lên tới 12 cây. Hầu hết mọi loài nhện đều tìm cách tránh xa đàn kiến này nhưng riêng nhện nhảy Cosmophasis bitaeniata lại có thể ngang nhiên đi qua tổ của chúng nhờ chiêu bắt chước ngoại hình y hệt một chú kiến.Trong các khu rừng của Costa Rica, một loài bướm đêm có những vết óng ánh trên cánh lại chọn cách bắt chước hóa thân thành loài nhện nhảy khi cảm thấy bị đe dọa bằng cách xếp gọn cánh lại và biểu diễn các tư thế nhảy giống y một chú nhện nhảy.Bắt chước không phải là một chiến lược mới của các loài động vật mà đã có từ hàng ngàn năm trước. Ví dụ điển hình là một loài ruồi đã tuyệt chủng cách đây 165 triệu năm, nó giả dạng làm hình dạng một chiếc lá giống đến nỗi các nhà khoa học cũng nhầm hóa thạch của nó là hóa thạch của một chiếc lá.Bướm đêm Phyllodes imperialis lại khéo léo khoác lên mình bộ mặt của một con rắn độc khi bị đe dọa bằng cách uốn cong đầu xuống, để lộ ra màu vàng, trắng và đen, đồng thời tự tạo cho mình khuôn mặt y như rắn rất đáng sợ.Tương tự như đồng loại của mình, tắc kè cây tokay cũng cắt đuôi để chạy trốn kẻ thù nhưng nó khéo léo đến nỗi đoạn đuôi của nó giống y một chú tắc kè thật. Đặc biệt, trong khi đồng loại mất 6-8 tuần để mọc đuôi mới thì nó chỉ mất 3 tuần nhưng đuôi mới sẽ ngắn hơn.Đười ươi tại đảo Borneo lại có cách cảnh cáo kẻ thù vô cùng kỳ quái. Khi phát hiện rắn, hổ, báo hay con người đến gần, chúng hôn tay, lá hoặc cây, tạo ra những âm thanh ghê rợn, báo cho kẻ thù biết rằng chúng đã biết sự xuất hiện của những kẻ đó.Hầu hết các loài thằn lằn bay đều giả dạng những chiếc lá khô và nằm bất động để hòa mình vào tán lá nhưng riêng thằn lằn bay của đảo Borneo lại không như thế. Khi cần di chuyển, chúng vẫn giả làm lá nhưng là một chiếc lá khô rụng, không thu hút sự chú ý của kẻ thù.Laniocera hypopyrra là một loài chim trong họ Tityridae. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Chim non có bộ lông và cách di chuyển trông giống như loài sâu bướm độc, giúp chúng thoát khỏi nanh vuốt kẻ thù.Cu li chậm Nycticebus của Đông Nam Á là loài ăn đêm và phải đối mặt với kẻ thù là những con rắn hổ mang bành vô cùng độc địa. Tuy nhiên, cu li lại có thể giả dạng một con rắn, đồng thời phát ra âm thanh giống như tiếng rắn rít để đánh lừa kẻ thù.
Đại diện tiêu biểu của những loài động vật sống trên cây có nhiều chiêu trò thông minh là loài chim Acanthiza pusilla – một loài chim nhỏ bé của Australia nhưng lại hiểu rất rõ lợi ích của việc lừa đảo động vật ăn thịt. Khi phát hiện ra kẻ thù đến gần, chúng kêu toáng lên như thể có con chim ưng đang đến gần, làm những kẻ ăn thịt nhỏ hơn phải sợ hãi tránh xa.
Kiến cây xanh là loài vô cùng hung hăng, một đàn thường có tới 500.000 kiến thợ với lãnh thổ có thể lên tới 12 cây. Hầu hết mọi loài nhện đều tìm cách tránh xa đàn kiến này nhưng riêng nhện nhảy Cosmophasis bitaeniata lại có thể ngang nhiên đi qua tổ của chúng nhờ chiêu bắt chước ngoại hình y hệt một chú kiến.
Trong các khu rừng của Costa Rica, một loài bướm đêm có những vết óng ánh trên cánh lại chọn cách bắt chước hóa thân thành loài nhện nhảy khi cảm thấy bị đe dọa bằng cách xếp gọn cánh lại và biểu diễn các tư thế nhảy giống y một chú nhện nhảy.
Bắt chước không phải là một chiến lược mới của các loài động vật mà đã có từ hàng ngàn năm trước. Ví dụ điển hình là một loài ruồi đã tuyệt chủng cách đây 165 triệu năm, nó giả dạng làm hình dạng một chiếc lá giống đến nỗi các nhà khoa học cũng nhầm hóa thạch của nó là hóa thạch của một chiếc lá.
Bướm đêm Phyllodes imperialis lại khéo léo khoác lên mình bộ mặt của một con rắn độc khi bị đe dọa bằng cách uốn cong đầu xuống, để lộ ra màu vàng, trắng và đen, đồng thời tự tạo cho mình khuôn mặt y như rắn rất đáng sợ.
Tương tự như đồng loại của mình, tắc kè cây tokay cũng cắt đuôi để chạy trốn kẻ thù nhưng nó khéo léo đến nỗi đoạn đuôi của nó giống y một chú tắc kè thật. Đặc biệt, trong khi đồng loại mất 6-8 tuần để mọc đuôi mới thì nó chỉ mất 3 tuần nhưng đuôi mới sẽ ngắn hơn.
Đười ươi tại đảo Borneo lại có cách cảnh cáo kẻ thù vô cùng kỳ quái. Khi phát hiện rắn, hổ, báo hay con người đến gần, chúng hôn tay, lá hoặc cây, tạo ra những âm thanh ghê rợn, báo cho kẻ thù biết rằng chúng đã biết sự xuất hiện của những kẻ đó.
Hầu hết các loài thằn lằn bay đều giả dạng những chiếc lá khô và nằm bất động để hòa mình vào tán lá nhưng riêng thằn lằn bay của đảo Borneo lại không như thế. Khi cần di chuyển, chúng vẫn giả làm lá nhưng là một chiếc lá khô rụng, không thu hút sự chú ý của kẻ thù.
Laniocera hypopyrra là một loài chim trong họ Tityridae. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Chim non có bộ lông và cách di chuyển trông giống như loài sâu bướm độc, giúp chúng thoát khỏi nanh vuốt kẻ thù.
Cu li chậm Nycticebus của Đông Nam Á là loài ăn đêm và phải đối mặt với kẻ thù là những con rắn hổ mang bành vô cùng độc địa. Tuy nhiên, cu li lại có thể giả dạng một con rắn, đồng thời phát ra âm thanh giống như tiếng rắn rít để đánh lừa kẻ thù.