Cá Vẹt (hay còn gọi là cá Mó) thuộc họ Scaridae, là nhóm cá chuyên ăn rong tảo và san hô chết. Loài cá vẹt độc đáo này dành tới 90% thời gian trong ngày để gặm nhấm nền đáy, tạo cơ hội cho ấu trùng san hô định cư.Nói một cách khác, đây là các "công nhân" chăm chỉ dọn vệ sinh trên rạn san hô ở vùng biển nhiệt đới. Mỗi cá thể cá Vẹt sau khi ăn có thể thải ra tới 320kg cát mịn (có nguồn gốc từ xương san hô) trong 1 năm.Cá Vẹt tạo “kén nhờn” khi ngủ tựa như màn chống muỗi để ngăn các loài động vật ký sinh tấn công. Và khi có kẻ thù chọc vỡ lớp kén này, chúng sẽ thức giấc và bắt đầu chạy trốn khỏi đó ngay lập tức.Có tới khoảng 100 loài cá thuộc họ cá vẹt sinh sống trong môi trường nước mặn, chủ yếu là vùng biển nhiệt đới. Trong đó, Việt Nam có khoảng 40 loài.Điểm đặc biệt của nhóm cá này là có hàm răng liền (như dạng mỏ Vẹt) giúp chúng có khả năng cắn vỡ vỏ giáp xác và nghiền nát bộ xương san hô để hấp thu tảo bám và hỗ trợ tiêu hóa.Cá vẹt là loài lưỡng tính. Chúng thay đổi giới tính vài lần trong đời của mình. Ban đầu chúng là con cái, nhưng sau đó có thể chuyển thành con đực.Chúng ta có thể xem cá Vẹt như một "cỗ máy sản xuất cát mịn" cho đại dương. Chúng ăn rất nhiều san hô (cả sống lẫn chết), sau đó thứ mà chúng thải ra ở lỗ hậu môn là cát, cát… và toàn cát. Nhiều tài liệu cho biết thêm, cát trắng ở Hawaii được tạo ra chủ yếu từ phân cá Vẹt.Chuyên gia nhận định, con người là động vật tiêu thụ số 1 cá Vẹt trong chuỗi thức ăn của biển và đại dương nói chung. Tuy nhiên, không nên đánh bắt và ăn cá Vẹt vì vai trò của chúng với hệ sinh thái biển là rất cần thiết trong việc duy trì và phát triển các rạn san hô.Nếu không có chúng, các rạn san hô sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng và không còn tồn tại. Nguyên do là bởi bằng cách ăn tảo, chúng đã ngăn chặn được tình trạng tảo nở hoa gây nguy cơ tẩy trắng san hô và dẫn đến việc san hô bị chết. Hiện nay, số lượng cá Vẹt đã cạn kiệt và mức độ tảo rất cao đến mức không thể kiểm soát.Một báo cáo mới kết luận rằng các rạn san hô nơi cá Vẹt có nhiều vào những năm 1980 là những rạn san hô khỏe mạnh hiện nay.Anh Lê Chiến, nhà sáng lập Trung tâm Cứu hộ Sinh vật biển SASA phát biểu: “Cá Vẹt giống như một tổ mối, hạ đổ một cây cổ thụ trong rừng để hàng triệu sự sống khác vươn lên tới ánh sáng. Chúng ăn san hô sống để những cành san hô khác ở phía dưới có cơ hội vươn lên hoặc tạo khoảng trống cho các sự sống khác.Đôi khi chúng đóng vai trò quản lý độ cao của rạn san hô bằng cách bẻ gãy và ăn các cành san hô mọc quá cao, điều này vô tình khiến rạn có xu hướng phát triển theo diện rộng thay bằng độ cao và đương nhiên là điều này rất tuyệt vời”. Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất Trái đất. Nguồn: Yan News
Cá Vẹt (hay còn gọi là cá Mó) thuộc họ Scaridae, là nhóm cá chuyên ăn rong tảo và san hô chết. Loài cá vẹt độc đáo này dành tới 90% thời gian trong ngày để gặm nhấm nền đáy, tạo cơ hội cho ấu trùng san hô định cư.
Nói một cách khác, đây là các "công nhân" chăm chỉ dọn vệ sinh trên rạn san hô ở vùng biển nhiệt đới. Mỗi cá thể cá Vẹt sau khi ăn có thể thải ra tới 320kg cát mịn (có nguồn gốc từ xương san hô) trong 1 năm.
Cá Vẹt tạo “kén nhờn” khi ngủ tựa như màn chống muỗi để ngăn các loài động vật ký sinh tấn công. Và khi có kẻ thù chọc vỡ lớp kén này, chúng sẽ thức giấc và bắt đầu chạy trốn khỏi đó ngay lập tức.
Có tới khoảng 100 loài cá thuộc họ cá vẹt sinh sống trong môi trường nước mặn, chủ yếu là vùng biển nhiệt đới. Trong đó, Việt Nam có khoảng 40 loài.
Điểm đặc biệt của nhóm cá này là có hàm răng liền (như dạng mỏ Vẹt) giúp chúng có khả năng cắn vỡ vỏ giáp xác và nghiền nát bộ xương san hô để hấp thu tảo bám và hỗ trợ tiêu hóa.
Cá vẹt là loài lưỡng tính. Chúng thay đổi giới tính vài lần trong đời của mình. Ban đầu chúng là con cái, nhưng sau đó có thể chuyển thành con đực.
Chúng ta có thể xem cá Vẹt như một "cỗ máy sản xuất cát mịn" cho đại dương. Chúng ăn rất nhiều san hô (cả sống lẫn chết), sau đó thứ mà chúng thải ra ở lỗ hậu môn là cát, cát… và toàn cát. Nhiều tài liệu cho biết thêm, cát trắng ở Hawaii được tạo ra chủ yếu từ phân cá Vẹt.
Chuyên gia nhận định, con người là động vật tiêu thụ số 1 cá Vẹt trong chuỗi thức ăn của biển và đại dương nói chung. Tuy nhiên, không nên đánh bắt và ăn cá Vẹt vì vai trò của chúng với hệ sinh thái biển là rất cần thiết trong việc duy trì và phát triển các rạn san hô.
Nếu không có chúng, các rạn san hô sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng và không còn tồn tại. Nguyên do là bởi bằng cách ăn tảo, chúng đã ngăn chặn được tình trạng tảo nở hoa gây nguy cơ tẩy trắng san hô và dẫn đến việc san hô bị chết. Hiện nay, số lượng cá Vẹt đã cạn kiệt và mức độ tảo rất cao đến mức không thể kiểm soát.
Một báo cáo mới kết luận rằng các rạn san hô nơi cá Vẹt có nhiều vào những năm 1980 là những rạn san hô khỏe mạnh hiện nay.
Anh Lê Chiến, nhà sáng lập Trung tâm Cứu hộ Sinh vật biển SASA phát biểu: “Cá Vẹt giống như một tổ mối, hạ đổ một cây cổ thụ trong rừng để hàng triệu sự sống khác vươn lên tới ánh sáng. Chúng ăn san hô sống để những cành san hô khác ở phía dưới có cơ hội vươn lên hoặc tạo khoảng trống cho các sự sống khác.
Đôi khi chúng đóng vai trò quản lý độ cao của rạn san hô bằng cách bẻ gãy và ăn các cành san hô mọc quá cao, điều này vô tình khiến rạn có xu hướng phát triển theo diện rộng thay bằng độ cao và đương nhiên là điều này rất tuyệt vời”.
Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất Trái đất. Nguồn: Yan News