Hầu hết các loại thú nhồi bông có cấu tạo gồm lớp lông phía ngoài bằng chất liệu sợi tơ hóa học còn phía trong nhồi bông hóa học. Chất liệu này rất dễ bám bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc, mạt, rệp...
Điều đáng nói thú nhồi bông thường bị vứt vạ vật trên sàn nhà khiến cho vi khuẩn, bụi bẩn, nấm mốc có cơ hội tích tụ.
Cùng với việc vứt vạ vật, nhiều người, nhất là trẻ em có xu hướng ôm ấp thú nhồi bông. Mồ hôi và tế bào chết từ da người là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi nảy nở.
Các nhà vi trùng học đã kiểm tra những con thú nhồi bông và phát hiện ra rằng 80% chúng bị nhiễm staphylococcus, một tác nhân có thể gây ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, ¼ số thú nhồi bông bị nhiễm vi khuẩn coliform.Không chỉ chứa bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc, các loài mạt, rệp cũng được tìm thấy trong thú nhồi bông. Và đây chính là nguồn gây bệnh thầm lặng mà ít người để ý. Dị ứng, các bệnh về đường hô hấp thậm chí là ngộ độc do thú nhồi bông bẩn là điều các nhà khoa học cảnh báo.Điều đáng nói, bạn có thể loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc, mạt, rệp bằng cách rất đơn giản. Đấy là vệ sinh chúng hàng tuần, ngay cả khi không nhìn thấy vết bẩn bám trên bề mặt thú nhồi bông.Hãy cho thú nhồi bông vào túi giặt, bật chế độ giặt đồ bình thường. Bạn cần sử dụng nước giặt thay vì dùng xà phòng dạng bột vì chúng có thể để lại những hạt cặn dính trên lông thú thú nhồi bông.Sau khi giặt sạch hãy phơi khô dưới ánh nắng Mặt trời. Ánh nắng Mặt trời không chỉ giúp làm khô thú nhồi bông mà còn giúp diệt trừ vi khuẩn, nấm mốc, mạt rệp còn sót lại trong thú nhồi bông.Với những chú gấu bông cỡ lớn và nhiều ruột bông gòn ở phía trong, bạn nên dùng kéo rạch một đường nhỏ ở phần lưng. Móc hết ruột bông gòn và thực hiện vệ sinh như bình thường.
Một lưu ý nữa là không chỉ vệ sinh hàng tuần, ngay khi mua thú nhồi bông về, bạn cũng cần vệ sinh. Hãy dùng khăn mềm lau hoặc giặt sạch, phơi khô trước khi đưa cho trẻ.
Mời độc giả xem video:Truy nã Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường. Nguồn: VTV24.
Hầu hết các loại thú nhồi bông có cấu tạo gồm lớp lông phía ngoài bằng chất liệu sợi tơ hóa học còn phía trong nhồi bông hóa học. Chất liệu này rất dễ bám bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc, mạt, rệp...
Điều đáng nói thú nhồi bông thường bị vứt vạ vật trên sàn nhà khiến cho vi khuẩn, bụi bẩn, nấm mốc có cơ hội tích tụ.
Cùng với việc vứt vạ vật, nhiều người, nhất là trẻ em có xu hướng ôm ấp thú nhồi bông. Mồ hôi và tế bào chết từ da người là môi trường lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi nảy nở.
Các nhà vi trùng học đã kiểm tra những con thú nhồi bông và phát hiện ra rằng 80% chúng bị nhiễm staphylococcus, một tác nhân có thể gây ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, ¼ số thú nhồi bông bị nhiễm vi khuẩn coliform.
Không chỉ chứa bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc, các loài mạt, rệp cũng được tìm thấy trong thú nhồi bông. Và đây chính là nguồn gây bệnh thầm lặng mà ít người để ý. Dị ứng, các bệnh về đường hô hấp thậm chí là ngộ độc do thú nhồi bông bẩn là điều các nhà khoa học cảnh báo.
Điều đáng nói, bạn có thể loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc, mạt, rệp bằng cách rất đơn giản. Đấy là vệ sinh chúng hàng tuần, ngay cả khi không nhìn thấy vết bẩn bám trên bề mặt thú nhồi bông.
Hãy cho thú nhồi bông vào túi giặt, bật chế độ giặt đồ bình thường. Bạn cần sử dụng nước giặt thay vì dùng xà phòng dạng bột vì chúng có thể để lại những hạt cặn dính trên lông thú thú nhồi bông.
Sau khi giặt sạch hãy phơi khô dưới ánh nắng Mặt trời. Ánh nắng Mặt trời không chỉ giúp làm khô thú nhồi bông mà còn giúp diệt trừ vi khuẩn, nấm mốc, mạt rệp còn sót lại trong thú nhồi bông.
Với những chú gấu bông cỡ lớn và nhiều ruột bông gòn ở phía trong, bạn nên dùng kéo rạch một đường nhỏ ở phần lưng. Móc hết ruột bông gòn và thực hiện vệ sinh như bình thường.
Một lưu ý nữa là không chỉ vệ sinh hàng tuần, ngay khi mua thú nhồi bông về, bạn cũng cần vệ sinh. Hãy dùng khăn mềm lau hoặc giặt sạch, phơi khô trước khi đưa cho trẻ.
Mời độc giả xem video:Truy nã Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường. Nguồn: VTV24.