Triển lãm Wildlife Photographer - Nhiếp ảnh cuộc sống hoang dã lần thứ 52 sẽ được tổ chức tại bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại London, Anh vào tháng 10 sắp tới. Cuộc thi năm nay thu hút hơn 50.000 tác phẩm đến từ hơn 95 quốc gia khác nhau. Trong số đó có những tác phẩm nhiếp ảnh về cuộc sống của động vật hoang dã gây ấn tượng mạnh. Trong ảnh là một con cá voi sát thủ đang ẩn nấp dưới đáy thuyền để ăn cắp cá của ngư dân. Ảnh của nhiếp ảnh gia Audun Rikardsen từ Na Uy. (Nguồn Dailymail)Được biết, những bức ảnh sẽ được đánh giá bởi một hội đồng gồm các chuyên gia quốc tế. Những hình ảnh được lựa chọn là những hình ảnh có đầy đủ các yếu tố khác nhau như sáng tạo, độc đáo và kỹ thuật tốt. Trong ảnh là tác phẩm của nhiếp ảnh gia Audun Rikardsen, Australia. Những con mực khổng lồ đang nhảy vũ điệu tán tỉnh tập thể trong mùa giao phối. (Nguồn Dailymail)Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Willem Kruger, Nam Phi. Vào mùa hạn hạn, khó kiếm cái ăn, một con chim hồng hoàng quyết định săn cả những con mồi nhỏ xíu, không bõ dính răng như con mối nàng. Sau khi bắt được con mối, nó tung coi mồi lên không khí và há rộng mỏ để đớp lấy. (Nguồn Dailymail)Tác phẩm có tên "Người hàng xóm tọc mạch" của nhiếp ảnh gia Sam Hobson, đến từ Anh. Hobson biết chính xác cách nắm bắt bản chất tò mò của con cáo đỏ đô thị. Để chụp được bức ảnh này, Sam đã ngồi trong lãnh thổ của loài cáo đỏ đô thị vài giờ mỗi đêm, dần dần đạt được sự tin tưởng của chúng. Cho đến khi gia tộc cáo đỏ quyết định không chú ý đến sự hiện diện của Sam, nhiếp ảnh gia đã có được bức ảnh như ý. (Nguồn Dailymail)"Tụ họp dưới những vì sao" là tác phẩm của nhiếp ảnh gia Imre Potyó, Hungary. Sau một vài thập kỷ, loài phù du Danube tuyệt đẹp đã trở về với sông Danube, có thể do chất lượng nước ngày càng tăng. Nhiếp ảnh gia cho biết, những con phù du đuôi dài Danube bay đầy trời là một trong những "tiên cảnh", một trong những hiện tượng thú vị nhất đối với anh. (Nguồn Dailymail)Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Isaac Aylward, đến từ nước Anh. Để chụp được hình ảnh con chim hồng tước quý hiếm này, Isaac đã đu người xuống một kè đá, bắt được khoảnh khắc con chim nhỏ xíu đang ăn lấy ăn để một bông hoa kế sữa trong một khu vực tuyệt đẹp thuộc vùng núi Rila, Bulgaria. (Nguồn Dailymail)Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Mario Cea, Tây Ban Nha. Mỗi đêm, không lâu sau khi mặt trời lặn, khoảng 30 con dơi pipistrellus pipistrellus sẽ tụ họp trong một ngôi nhà bỏ hoang ở Salamanca, Tây Ban Nha để đi săn. Mặc dù thị giác cực kém nhưng loài dơi lại sở hữu thính giác cực nhạy, chúng dựa vào tiếng động để xác định phương hướng. Nhiếp ảnh gia Mario đã bắt được khoảnh khắc ngoạn mục khi một con dơi bay qua lớp cửa kính vỡ một cách chính xác đến khó tin. (Nguồn Dailymail)Tác phẩm của nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Iago Leonardo, Tây Ban Nha. Đây là một trong những tác phẩm được đánh giá cao, thu hút nhiều sự chú ý. Trong đại dương rộng lớn, không có chỗ để ẩn thân cho những con cá nhỏ, nhưng cá lookdown thực sự xứng đáng là một bậc thầy về ngụy trang. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng cá lookdown sử dụng một loại tiểu cầu đặc biệt trong các tế bào da của mình để phản chiếu ánh sáng phân cực, làm cho nó gần như vô hình đối với những kẻ săn mồi và con mồi tiềm năng. Nhiếp ảnh gia Iago đã chụp được đúng khoảnh khắc khi cá lookdown gần như biến mất trước mắt. (Nguồn Dailymail)Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Dhyey Shah, Ấn Độ, chụp lại một cá thể voọc Trachypithecus geei, một loài voọc rất quý hiếm, chỉ còn khoảng 2500 cá thể trưởng thành trong tự nhiên trên toàn thế giới. Chúng sống cao trên cây nên rất khó để quan sát. (Nguồn Dailymail)Nhiếp ảnh gia Lance van de Vyver, từ New Zealand đã ghi lại được cảnh tượng những con sư tử chơi đùa tê tê như một quả bóng. Chúng dừng lại để nghỉ ngơi và giải khát tại một hố nước nhưng lại bị thu hút bởi một con tê tê. Ngay lập tức sư tử vồ lấy tê tê nhưng loài động vật này đã kịp thời cong người thành một quả bóng. Những con sư tử không bỏ cuộc, chúng lăn tê tê xung quanh giống như chơi bóng đá và mỗi lần chúng mất hứng thú, tê tê sẽ cố gắng trốn đi. (Nguồn Dailymail)
Triển lãm Wildlife Photographer - Nhiếp ảnh cuộc sống hoang dã lần thứ 52 sẽ được tổ chức tại bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại London, Anh vào tháng 10 sắp tới. Cuộc thi năm nay thu hút hơn 50.000 tác phẩm đến từ hơn 95 quốc gia khác nhau. Trong số đó có những tác phẩm nhiếp ảnh về cuộc sống của động vật hoang dã gây ấn tượng mạnh. Trong ảnh là một con cá voi sát thủ đang ẩn nấp dưới đáy thuyền để ăn cắp cá của ngư dân. Ảnh của nhiếp ảnh gia Audun Rikardsen từ Na Uy. (Nguồn Dailymail)
Được biết, những bức ảnh sẽ được đánh giá bởi một hội đồng gồm các chuyên gia quốc tế. Những hình ảnh được lựa chọn là những hình ảnh có đầy đủ các yếu tố khác nhau như sáng tạo, độc đáo và kỹ thuật tốt. Trong ảnh là tác phẩm của nhiếp ảnh gia Audun Rikardsen, Australia. Những con mực khổng lồ đang nhảy vũ điệu tán tỉnh tập thể trong mùa giao phối. (Nguồn Dailymail)
Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Willem Kruger, Nam Phi. Vào mùa hạn hạn, khó kiếm cái ăn, một con chim hồng hoàng quyết định săn cả những con mồi nhỏ xíu, không bõ dính răng như con mối nàng. Sau khi bắt được con mối, nó tung coi mồi lên không khí và há rộng mỏ để đớp lấy. (Nguồn Dailymail)
Tác phẩm có tên "Người hàng xóm tọc mạch" của nhiếp ảnh gia Sam Hobson, đến từ Anh. Hobson biết chính xác cách nắm bắt bản chất tò mò của con cáo đỏ đô thị. Để chụp được bức ảnh này, Sam đã ngồi trong lãnh thổ của loài cáo đỏ đô thị vài giờ mỗi đêm, dần dần đạt được sự tin tưởng của chúng. Cho đến khi gia tộc cáo đỏ quyết định không chú ý đến sự hiện diện của Sam, nhiếp ảnh gia đã có được bức ảnh như ý. (Nguồn Dailymail)
"Tụ họp dưới những vì sao" là tác phẩm của nhiếp ảnh gia Imre Potyó, Hungary. Sau một vài thập kỷ, loài phù du Danube tuyệt đẹp đã trở về với sông Danube, có thể do chất lượng nước ngày càng tăng. Nhiếp ảnh gia cho biết, những con phù du đuôi dài Danube bay đầy trời là một trong những "tiên cảnh", một trong những hiện tượng thú vị nhất đối với anh. (Nguồn Dailymail)
Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Isaac Aylward, đến từ nước Anh. Để chụp được hình ảnh con chim hồng tước quý hiếm này, Isaac đã đu người xuống một kè đá, bắt được khoảnh khắc con chim nhỏ xíu đang ăn lấy ăn để một bông hoa kế sữa trong một khu vực tuyệt đẹp thuộc vùng núi Rila, Bulgaria. (Nguồn Dailymail)
Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Mario Cea, Tây Ban Nha. Mỗi đêm, không lâu sau khi mặt trời lặn, khoảng 30 con dơi pipistrellus pipistrellus sẽ tụ họp trong một ngôi nhà bỏ hoang ở Salamanca, Tây Ban Nha để đi săn. Mặc dù thị giác cực kém nhưng loài dơi lại sở hữu thính giác cực nhạy, chúng dựa vào tiếng động để xác định phương hướng. Nhiếp ảnh gia Mario đã bắt được khoảnh khắc ngoạn mục khi một con dơi bay qua lớp cửa kính vỡ một cách chính xác đến khó tin. (Nguồn Dailymail)
Tác phẩm của nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Iago Leonardo, Tây Ban Nha. Đây là một trong những tác phẩm được đánh giá cao, thu hút nhiều sự chú ý. Trong đại dương rộng lớn, không có chỗ để ẩn thân cho những con cá nhỏ, nhưng cá lookdown thực sự xứng đáng là một bậc thầy về ngụy trang. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng cá lookdown sử dụng một loại tiểu cầu đặc biệt trong các tế bào da của mình để phản chiếu ánh sáng phân cực, làm cho nó gần như vô hình đối với những kẻ săn mồi và con mồi tiềm năng. Nhiếp ảnh gia Iago đã chụp được đúng khoảnh khắc khi cá lookdown gần như biến mất trước mắt. (Nguồn Dailymail)
Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Dhyey Shah, Ấn Độ, chụp lại một cá thể voọc Trachypithecus geei, một loài voọc rất quý hiếm, chỉ còn khoảng 2500 cá thể trưởng thành trong tự nhiên trên toàn thế giới. Chúng sống cao trên cây nên rất khó để quan sát. (Nguồn Dailymail)
Nhiếp ảnh gia Lance van de Vyver, từ New Zealand đã ghi lại được cảnh tượng những con sư tử chơi đùa tê tê như một quả bóng. Chúng dừng lại để nghỉ ngơi và giải khát tại một hố nước nhưng lại bị thu hút bởi một con tê tê. Ngay lập tức sư tử vồ lấy tê tê nhưng loài động vật này đã kịp thời cong người thành một quả bóng. Những con sư tử không bỏ cuộc, chúng lăn tê tê xung quanh giống như chơi bóng đá và mỗi lần chúng mất hứng thú, tê tê sẽ cố gắng trốn đi. (Nguồn Dailymail)