Tọa lạc dưới chân núi Phú Sĩ là một khu rừng với cái tên Aokigahara, được biết đến ở địa phương là Jukai, nghĩa là Biển Cây, do có mật độ cây cối dày đặc. Khu rừng tự sát ở Nhật Bản này cũng có hai hang động được gọi là Động Băng và Động Gió, chào đón nhiều đoàn du khách tới ghé thăm. Tất cả điều này dường như rất đồ sộ; tuy nhiên, dáng vẻ bề ngoài của nó có thể đánh lừa người ta. Có một tên gọi khác cho khu rừng này — “rừng tự sát”.Khi đỗ ô tô tại bãi đỗ, bạn sẽ phát hiện thấy hàng loạt xe bỏ hoang. Khi bạn mới tiến vào khu rừng, bạn sẽ được chào đón bằng những tấm biển với dòng chữ: “Hãy cân nhắc lại, hãy nghĩ cẩn thận về những đứa con và gia đình của bạn”, và “Cuộc sống của bạn là một món quà quý giá được cha mẹ trao cho. Hãy nghĩ về họ và những người thân còn lại trong gia đình. Bạn không phải chịu đựng một mình, hãy trao đổi với cảnh sát trước khi quyết định kết liễu cuộc đời!”Có lẽ không phải tấm biển chào đón mà bạn mong đợi. Khi bạn tiến sâu hơn vào khu rừng, điều đầu tiên sẽ khiến bạn cảm thấy đôi chút khó chịu là sự yên tĩnh đến gai người ở nơi đây, vì gần như không có bất kỳ động vật hoang dã nào trong khu vực. Liệu có phải chính sự yên tĩnh này đã khiến nhiều người cho rằng nơi này bị ma ám? Có nhiều người Nhật không dám tiến vào khu rừng này.Những người đầu tiên mất mạng trong khu rừng tự sát này là do một phong tục (hủ tục?) từ thế kỷ 19 gọi là ubasute (nghĩa là “bỏ rơi một bà cụ già”). Cái tên này sau đó đã được đổi thành oyasute (“bỏ rơi phụ mẫu”). Tục này bao gồm việc mang một người thân ốm yếu hoặc già cả lên một ngọn núi (một nơi xa xôi cách biệt), và bỏ mặc họ chết ở đó. Họ sẽ có một cái chết khá đau đớn, do mất nước, đói, hoặc do môi trường xung quanh. Nó đã được nhìn nhận như một hình thức an tử (euthanasia – cái chết êm dịu).Người dân địa phương tin rằng khu rừng tự sát này bị ám ảnh bởi những nạn nhân của tục ubasute và oyasute. Yurei (những u hồn bị tước đoạt mạng sống một cách bạo lực và phi tự nhiên; cũng như những con quỷ), theo cách gọi của họ, đã trở thành những con ma với ý muốn trả thù đi vơ vẩn không ngừng giữa những hàng cây cong queo. Thiên cẩu (tengu – một sinh vật nửa người nửa quạ) cũng được cho là đang ám ảnh khu vực này, khi một số vị khách viếng thăm đã báo cáo trông thấy những bóng ma màu trắng lướt qua những hàng cây.Các vị khách ghé thăm thường báo cáo nghe thấy những tiếng thét ghê rợn, dị thường trong rừng; và hiện tượng này đã được quy cho u hồn yurei. Một số người sống sót sau các nỗ lực tự sát đã nói rằng họ đã có một cảm giác mơ hồ như được mời gọi hay thậm chí kéo về phía khu rừng, và xuất hiện một sự thôi thúc khó tả phải tiến vào vùng rừng tối đen, sâu thẳm bên trong. Một số người thậm chí còn gọi khu rừng này là “Rừng Yukai”.Một số người sống sót sau các nỗ lực tự sát đã nói rằng họ đã có một cảm giác mơ hồ như được mời gọi hay thậm chí kéo về phía khu rừng, xuất hiện một sự thôi thúc khó tả phải tiến vào vùng rừng tối đen, sâu thẳm. Năm mươi nhà sư từng dựng một bàn thờ tạm ở bãi đỗ xe để cầu nguyện cho các linh hồn vướng bận trong khu rừng này được siêu thoát. Theo báo cáo, một trong những vị sư này, tên Kyomyo Fukui, từng nói: “Các linh hồn đang thôi thúc mọi người ở đây tự tử — linh hồn của những người đã tự tử trước đó”.Từ những năm 1950, ít nhất 500 người đã tiến vào khu rừng này, và chỉ rời đi (được mang đi) sau khi đã biến thành một bộ xương trắng, và đó mới chỉ là những thi thể được phát hiện trong một khu vực rộng khoảng 36 km2. Chính điều này đã mang lại cho khu rừng cái danh hiệu sởn tóc gáy: địa điểm tự sát phổ biến thứ hai trên thế giới. Các vụ tự sát đã có xu hướng gia tăng sau khi một cuốn tiểu thuyết của tác giả nổi tiếng Seichō Matsumoto được phát hành vào những năm 1960. Cuốn sách, với tựa đề Tháp Sóng, kể về một cặp đôi trẻ đã kết thúc mạng sống của họ trong khu rừng này trong một cái kết lãng mạn.Tiếp sau đó, một cuốn sách được phát hành năm 1993 với tiêu đề Cẩm nang Tự tử Toàn tập của tác giả Wataru Tsurumi đã góp phần ‘đổ thêm dầu vào lửa’. Đây là một cuốn cẩm nang cho những ai muốn kết thúc cuộc sống của mình. Trong cuốn sách, tác giả đã ca ngợi phương pháp treo cổ (cách thức phổ biến nhất được sử dụng trong rừng) như một “tác phẩm nghệ thuật”, và gọi khu rừng Aokigahara như một nơi lý tưởng để kết liễu mạng sống. Tác giả cũng đã chỉ ra những khu vực có ít người qua lại hơn trong khu rừng để thi thể của bạn không thể được phát hiện sau đó: “Bạn sẽ trở thành một người bị thất lạc và sẽ dần dần biến mất khỏi ký ức của mọi người”.Nằm đâu đó giữa “Truyện cổ Grimm” và “Dự án phù thủy Blair”, đây thực sự là một khu rừng kỳ dị. Cây cối nơi đây mọc san sát nhau và có các dây leo cuốn quanh thân. Mặt đất lác đác các cành cây bị gãy và khúc gỗ đang mục nát, tất cả đều bị mọc phủ rêu. Ngay cả trong những ngày trời quang đãng nhất, vẫn có đầy các bóng râm, khiến cho khó có thể nhìn rõ được các hình thù trước mặt. Còn tệ hơn khi các trầm tích sắt trong đất núi lửa được cho là có khả năng khiến các la bàn ngừng hoạt động.Ngay cả các thiết bị định vị toàn cầu GPS cũng không thể hoạt động được dưới các vòm lá nơi đây, khiến ngay cả những phượt thủ giàu kinh nghiệm cũng bị lạc đường và bối rối. Nhiều phượt thủ từng tuyên bố rằng rất dễ để đi lạc trong khu rừng tối tăm và yên tĩnh này. Nếu bạn đã từng nghe kể các câu chuyện, thì có thể bạn đã từng nghe câu chuyện về các phượt thủ giàu kinh nghiệm đi loanh quanh thành những vòng tròn, hoặc thậm chí không thể băng thành công qua những khoảng cách ngắn.Khi bạn đi sâu vào bên trong khu rừng, bạn sẽ sớm nhận thấy những món đồ kỳ dị và có phần sởn tóc gáy nằm rải rác trên sàn khu rừng. Bạn thậm chí có thể bắt gặp những đôi giày, của cả trẻ con lẫn người lớn, sắp thành hàng trên những khúc gỗ phủ rêu. Nằm trên các cái rễ cong queo của một cái cây là một con búp bê của trẻ con, với ánh nhìn chằm chằm hướng về phía vòm lá như thể đang cố gắng quan sát bầu trời phía trên. Ở bất kỳ khu rừng nào khác, những món đồ như vậy là khá lạc lõng; tuy nhiên, tại đây, trong khu rừng này, cảnh tượng này lại là một điều bình thường.Các món đồ khác được bỏ lại đằng sau bao gồm các đồ dùng cá nhân, ảnh, cặp tài liệu, mảnh áo quần bị rách, những dòng nhắn nhủ trước khi tự tử, cho tới cả những khu vực cắm trại bị bỏ hoang. Nhiều người tin rằng các linh hồn thất lạc đã nhập vào từng nhánh cây ngọn cỏ, thúc đẩy đời sống hoang dã, và ngăn chặn nhiều người tiến vào có thể thoát ra. Cũng có người tin rằng chúng đã buộc phải cư ngụ mãi mãi trong khu rừng này, bị mắc kẹt trong những cái cây, và đời đời kiếp kiếp lôi kéo những người khác gia nhập họ.Các cuộc “săn tìm thi thể” vẫn được tổ chức hàng năm, và khi đó các cảnh sát và tình nguyện viên sẽ lùng sục khu rừng để tìm kiếm các nạn nhân; tuy nhiên, số vụ tự tử thật sự vẫn chưa được biết rõ. Lý do là do tính chất xa xôi hẻo lánh của khu vực bên trong khu rừng này, với nhiều hang động, rãnh nứt, và tất nhiên cả khả năng phân hủy thi thể nhanh chóng và toàn diện của khu rừng. Điều duy nhất chúng ta biết được là có vẻ như hàng năm số lượng người đến khu rừng Aokigahara để tự sát đang không ngừng gia tăng.
Tọa lạc dưới chân núi Phú Sĩ là một khu rừng với cái tên Aokigahara, được biết đến ở địa phương là Jukai, nghĩa là Biển Cây, do có mật độ cây cối dày đặc. Khu rừng tự sát ở Nhật Bản này cũng có hai hang động được gọi là Động Băng và Động Gió, chào đón nhiều đoàn du khách tới ghé thăm. Tất cả điều này dường như rất đồ sộ; tuy nhiên, dáng vẻ bề ngoài của nó có thể đánh lừa người ta. Có một tên gọi khác cho khu rừng này — “rừng tự sát”.
Khi đỗ ô tô tại bãi đỗ, bạn sẽ phát hiện thấy hàng loạt xe bỏ hoang. Khi bạn mới tiến vào khu rừng, bạn sẽ được chào đón bằng những tấm biển với dòng chữ: “Hãy cân nhắc lại, hãy nghĩ cẩn thận về những đứa con và gia đình của bạn”, và “Cuộc sống của bạn là một món quà quý giá được cha mẹ trao cho. Hãy nghĩ về họ và những người thân còn lại trong gia đình. Bạn không phải chịu đựng một mình, hãy trao đổi với cảnh sát trước khi quyết định kết liễu cuộc đời!”
Có lẽ không phải tấm biển chào đón mà bạn mong đợi. Khi bạn tiến sâu hơn vào khu rừng, điều đầu tiên sẽ khiến bạn cảm thấy đôi chút khó chịu là sự yên tĩnh đến gai người ở nơi đây, vì gần như không có bất kỳ động vật hoang dã nào trong khu vực. Liệu có phải chính sự yên tĩnh này đã khiến nhiều người cho rằng nơi này bị ma ám? Có nhiều người Nhật không dám tiến vào khu rừng này.
Những người đầu tiên mất mạng trong khu rừng tự sát này là do một phong tục (hủ tục?) từ thế kỷ 19 gọi là ubasute (nghĩa là “bỏ rơi một bà cụ già”). Cái tên này sau đó đã được đổi thành oyasute (“bỏ rơi phụ mẫu”). Tục này bao gồm việc mang một người thân ốm yếu hoặc già cả lên một ngọn núi (một nơi xa xôi cách biệt), và bỏ mặc họ chết ở đó. Họ sẽ có một cái chết khá đau đớn, do mất nước, đói, hoặc do môi trường xung quanh. Nó đã được nhìn nhận như một hình thức an tử (euthanasia – cái chết êm dịu).
Người dân địa phương tin rằng khu rừng tự sát này bị ám ảnh bởi những nạn nhân của tục ubasute và oyasute. Yurei (những u hồn bị tước đoạt mạng sống một cách bạo lực và phi tự nhiên; cũng như những con quỷ), theo cách gọi của họ, đã trở thành những con ma với ý muốn trả thù đi vơ vẩn không ngừng giữa những hàng cây cong queo. Thiên cẩu (tengu – một sinh vật nửa người nửa quạ) cũng được cho là đang ám ảnh khu vực này, khi một số vị khách viếng thăm đã báo cáo trông thấy những bóng ma màu trắng lướt qua những hàng cây.
Các vị khách ghé thăm thường báo cáo nghe thấy những tiếng thét ghê rợn, dị thường trong rừng; và hiện tượng này đã được quy cho u hồn yurei. Một số người sống sót sau các nỗ lực tự sát đã nói rằng họ đã có một cảm giác mơ hồ như được mời gọi hay thậm chí kéo về phía khu rừng, và xuất hiện một sự thôi thúc khó tả phải tiến vào vùng rừng tối đen, sâu thẳm bên trong. Một số người thậm chí còn gọi khu rừng này là “Rừng Yukai”.
Một số người sống sót sau các nỗ lực tự sát đã nói rằng họ đã có một cảm giác mơ hồ như được mời gọi hay thậm chí kéo về phía khu rừng, xuất hiện một sự thôi thúc khó tả phải tiến vào vùng rừng tối đen, sâu thẳm. Năm mươi nhà sư từng dựng một bàn thờ tạm ở bãi đỗ xe để cầu nguyện cho các linh hồn vướng bận trong khu rừng này được siêu thoát. Theo báo cáo, một trong những vị sư này, tên Kyomyo Fukui, từng nói: “Các linh hồn đang thôi thúc mọi người ở đây tự tử — linh hồn của những người đã tự tử trước đó”.
Từ những năm 1950, ít nhất 500 người đã tiến vào khu rừng này, và chỉ rời đi (được mang đi) sau khi đã biến thành một bộ xương trắng, và đó mới chỉ là những thi thể được phát hiện trong một khu vực rộng khoảng 36 km2. Chính điều này đã mang lại cho khu rừng cái danh hiệu sởn tóc gáy: địa điểm tự sát phổ biến thứ hai trên thế giới. Các vụ tự sát đã có xu hướng gia tăng sau khi một cuốn tiểu thuyết của tác giả nổi tiếng Seichō Matsumoto được phát hành vào những năm 1960. Cuốn sách, với tựa đề Tháp Sóng, kể về một cặp đôi trẻ đã kết thúc mạng sống của họ trong khu rừng này trong một cái kết lãng mạn.
Tiếp sau đó, một cuốn sách được phát hành năm 1993 với tiêu đề Cẩm nang Tự tử Toàn tập của tác giả Wataru Tsurumi đã góp phần ‘đổ thêm dầu vào lửa’. Đây là một cuốn cẩm nang cho những ai muốn kết thúc cuộc sống của mình. Trong cuốn sách, tác giả đã ca ngợi phương pháp treo cổ (cách thức phổ biến nhất được sử dụng trong rừng) như một “tác phẩm nghệ thuật”, và gọi khu rừng Aokigahara như một nơi lý tưởng để kết liễu mạng sống. Tác giả cũng đã chỉ ra những khu vực có ít người qua lại hơn trong khu rừng để thi thể của bạn không thể được phát hiện sau đó: “Bạn sẽ trở thành một người bị thất lạc và sẽ dần dần biến mất khỏi ký ức của mọi người”.
Nằm đâu đó giữa “Truyện cổ Grimm” và “Dự án phù thủy Blair”, đây thực sự là một khu rừng kỳ dị. Cây cối nơi đây mọc san sát nhau và có các dây leo cuốn quanh thân. Mặt đất lác đác các cành cây bị gãy và khúc gỗ đang mục nát, tất cả đều bị mọc phủ rêu. Ngay cả trong những ngày trời quang đãng nhất, vẫn có đầy các bóng râm, khiến cho khó có thể nhìn rõ được các hình thù trước mặt. Còn tệ hơn khi các trầm tích sắt trong đất núi lửa được cho là có khả năng khiến các la bàn ngừng hoạt động.
Ngay cả các thiết bị định vị toàn cầu GPS cũng không thể hoạt động được dưới các vòm lá nơi đây, khiến ngay cả những phượt thủ giàu kinh nghiệm cũng bị lạc đường và bối rối. Nhiều phượt thủ từng tuyên bố rằng rất dễ để đi lạc trong khu rừng tối tăm và yên tĩnh này. Nếu bạn đã từng nghe kể các câu chuyện, thì có thể bạn đã từng nghe câu chuyện về các phượt thủ giàu kinh nghiệm đi loanh quanh thành những vòng tròn, hoặc thậm chí không thể băng thành công qua những khoảng cách ngắn.
Khi bạn đi sâu vào bên trong khu rừng, bạn sẽ sớm nhận thấy những món đồ kỳ dị và có phần sởn tóc gáy nằm rải rác trên sàn khu rừng. Bạn thậm chí có thể bắt gặp những đôi giày, của cả trẻ con lẫn người lớn, sắp thành hàng trên những khúc gỗ phủ rêu. Nằm trên các cái rễ cong queo của một cái cây là một con búp bê của trẻ con, với ánh nhìn chằm chằm hướng về phía vòm lá như thể đang cố gắng quan sát bầu trời phía trên. Ở bất kỳ khu rừng nào khác, những món đồ như vậy là khá lạc lõng; tuy nhiên, tại đây, trong khu rừng này, cảnh tượng này lại là một điều bình thường.
Các món đồ khác được bỏ lại đằng sau bao gồm các đồ dùng cá nhân, ảnh, cặp tài liệu, mảnh áo quần bị rách, những dòng nhắn nhủ trước khi tự tử, cho tới cả những khu vực cắm trại bị bỏ hoang. Nhiều người tin rằng các linh hồn thất lạc đã nhập vào từng nhánh cây ngọn cỏ, thúc đẩy đời sống hoang dã, và ngăn chặn nhiều người tiến vào có thể thoát ra. Cũng có người tin rằng chúng đã buộc phải cư ngụ mãi mãi trong khu rừng này, bị mắc kẹt trong những cái cây, và đời đời kiếp kiếp lôi kéo những người khác gia nhập họ.
Các cuộc “săn tìm thi thể” vẫn được tổ chức hàng năm, và khi đó các cảnh sát và tình nguyện viên sẽ lùng sục khu rừng để tìm kiếm các nạn nhân; tuy nhiên, số vụ tự tử thật sự vẫn chưa được biết rõ. Lý do là do tính chất xa xôi hẻo lánh của khu vực bên trong khu rừng này, với nhiều hang động, rãnh nứt, và tất nhiên cả khả năng phân hủy thi thể nhanh chóng và toàn diện của khu rừng. Điều duy nhất chúng ta biết được là có vẻ như hàng năm số lượng người đến khu rừng Aokigahara để tự sát đang không ngừng gia tăng.