Bí ẩn loài cây kỳ lạ hấp thu, chảy mủ chứa kim loại

Google News

(Kiến Thức) - Cây Pycnandra acuminata là loại cây quý hiếm, có khả năng thu thập một lượng lớn niken từ mặt đất. Theo báo cáo, loại mủ màu xanh dương tiết ra từ thân cây có chứa tới 25% nickel.

Pycnandra acuminata là một loại cây quý hiếm có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới ở New Caledonia.
Đây là loại cây có khả năng kỳ lạ, đó là thu thập một lượng lớn niken từ mặt đất. Theo báo cáo, loại mủ màu xanh dương tiết ra từ thân cây có chứa tới 25% nickel.
Bi an loai cay ky la hap thu, chay mu chua kim loai
 
Không giống như các loài thực vật thông thường, cây Pycnandra acuminata và một số loài thực vật quý hiếm khác được gọi là "hyperaccumulators" - những cây có khả năng rất đặc biệt. Bằng cách nào đó, chúng hấp thụ kim loại nặng từ đất và lưu trữ trong thân cây, lá và hạt.

Mời quý vị xem video: 5 loại cây phong thủy hút tài lộc cho gia chủ. Nguồn video: Tử Vi Huyền Bí

Thật không may, nạn phá rừng diễn ra phồ biến ở New Caledonia khiến cây Pycnandra acuminata bị mất môi trường sống, càng ngày càng hiếm. Hiện loài cây này đã ở trong danh sách đỏ loại thực vật đang bị đe dọa.
Bi an loai cay ky la hap thu, chay mu chua kim loai-Hinh-2
 
Được biết, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện khả năng hút kim loại nặng trong đất ở các loài thực vật hyperaccumulators vào những năm 1970. Đến nay, đã có hơn 65 loài thực vật quý hiếm ở New Caledonia, 59 loài cây ở Thổ Nhĩ Kỳ và một số khác ở các nước như Brazil, Malaysia, Indonesia và Philippines, có khả năng hấp thụ kim loại từ đất.
Khả năng lưu trữ hàm lượng lớn kim loại nặng từ các loài cây này đã được nghiên cứu bởi nhiều ngành khoa học khác nhau, từ ngành sinh học phân tử đến sinh lý học và sinh hóa.
Song, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được cơ chế phổ biến của sự hấp thụ và lưu trữ nikel này, mặc dù một số nghiên cứu ban đầu đã được thực hiện. Có nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng đến nay vẫn chưa có giả thuyết nào chính thức công nhận.
Bi an loai cay ky la hap thu, chay mu chua kim loai-Hinh-3
 
Tuy vậy, giả thuyết "cơ chế tự bảo vệ khỏi động vật ăn cỏ" là giả thuyết phổ biến nhất. Giả thuyết này cho rằng, nồng độ niken tăng cao bất thường trong cây là để nó tự bảo vệ khỏi côn trùng, động vật ăn cỏ, lá cây khác. Các nghiên cứu cũng cho thấy niken thực sự độc hại đối với hầu hết động vật.
Cũng có giả thuyết khác cho rằng niken có tác dụng chống nấm, bảo vệ cây khỏi các loại nhiễm trùng khác nhau, hoặc kim loại nặng làm giảm sự nảy mầm và tăng trưởng của các loại cây cộng sinh mọc trên cành, thân cây.
Thế nhưng, đến nay, vẫn còn nhiều điều chúng ta chưa biết về cơ thế hút kim loại nặng của loài thực vật hiếm lạ này. Trong giai đoạn này, tất cả mới chỉ là giả thuyết.
Chỉ có một điều chắc chắn, cây Pycnandra acuminata giúp làm sạch đất tích tụ chất độc hại do hoạt động của con người gây ra, thông qua một quá trình gọi là “phytomining”. Đây thực sự là một tiềm năng rõ ràng của loài cây này, cho thấy giá trị thực sự của nó.
Kiều Dụ (Theo Oddnews)

>> xem thêm

Bình luận(0)