"Chuyên gia" giả chết nổi tiếng nhất trong tự nhiên có lẽ thú túi đuôi nắm Bắc Mỹ (Didelphis virginiana). Khi cảm thấy bị đe dọa, chúng nằm bất động, há miệng, thè lưỡi, đại tiện và tiết ra một loại dịch lỏng có mùi hôi để đánh lừa động vật săn mồi rằng thịt của chúng đã bị thối rữa.Hành vi giả chết ở động vật có thuật ngữ khoa học là thanatosis xảy ra phổ biến trong thế giới động vật, từ chim, bò sát, lưỡng cư, động vật có vú, côn trùng đến cá.Hành vi này thường được sử dụng như một chiến lược sinh tồn, bắt nguồn từ việc hầu hết những kẻ săn mồi chỉ thích ăn thịt tươi sống do sợ dịch bệnh.Loài rắn mũi lợn miền đông này nổi tiếng với tuyệt chiêu nằm ngửa bụng và ngoác miệng giả chết. Khi gặp nguy hiểm, chúng sẽ há to miệng, lật nghiêng thân nằm ngửa bụng và co giật quằn quại. Nếu bị lật trở lại, con rắn sẽ lập tức lăn mình và tiếp tục giả chết.Rắn mũi lợn miền đông còn có chiến thuật tự vệ khác là bạnh cổ như rắn hổ mang và phát ra tiếng rít. Dù hiếm khi cắn người, chúng sẽ liên tục tấn công nếu bị đe dọa.Hành vi giả chết ở bò sát được quan sát thấy phổ biến nhất ở rắn, có thể kể đến như rắn cỏ (Natrix helvetica), rắn kẻ ô (Natrix tessellata), rắn chàm Texas (Drymarchon melanurus erebennus) và rắn mũi hếch (Heterodon platirhinos).Cóc tía bụng vàng (Bombina variegata) là bậc thầy giả chết đại diện cho nhóm lưỡng cư. Để tránh bị ăn thịt, chúng nắm ngửa và co 4 chân lên trời, cố tình để lộ những đốm màu vàng tươi ở bụng và bàn chân, khiến kẻ thù phải lùi bước vì màu sắc sặc sỡ ở lưỡng cư thường là dấu hiệu cho thấy chúng có độc.Khi phát hiện có kẻ thù đến gần tổ, chim choi choi (tên khoa học là Charadrius vociferus) không giả chết mà giả bị thương, xoãi cánh ra làm như bị gãy cánh, kéo kẻ thù rời xa tổ của nó rồi nhanh chóng phục hồi và bay vút đi.Để đột nhập vào tổ kiến Lasius flavus, bọ cánh cứng Pselaphid giả chết để khiến lũ kiến lầm tưởng đó là một miếng ăn ngon, tự nguyện khiêng bọ về tổ. Lúc đó, con bọ chỉ việc “sống lại” và thưởng thức món ấu trùng, nhộng kiến yêu thích.Khi bị đe dọa, bọ cánh cứng xanh ở vùng tây nam nước Mỹ co người lại, đôi chân trở nên cứng đơ, không động đậy. Khi nguy hiểm đã qua, bọ cánh cứng chỉ việc đứng thẳng lên và tiếp tục cuộc sống vừa bị gián đoạn của nó.Giả chết cũng là cách cá hoàng đế dùng để săn mồi. Nó chỉ việc thả nổi cơ thể trên mặt nước gần bờ và tóm lấy con mồi khi có cơ hội. Mỗi lần giả chết, chúng có thể làm trong 15 phút là tỷ lệ thành công là 1/6.Tuy là loài ăn thịt nổi tiếng của đại dương nhưng hiện tượng giả chết cũng khá phổ biến ở cá mập. Để làm điều đó, chúng chỉ cần lật người lên, toàn thân mềm nhũn và thở chậm, sâu. Trạng thái này sâu đến nỗi chúng như đang bị gây mê nên các nhà khoa học có thể dễ dàng nghiên cứu.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
"Chuyên gia" giả chết nổi tiếng nhất trong tự nhiên có lẽ thú túi đuôi nắm Bắc Mỹ (Didelphis virginiana). Khi cảm thấy bị đe dọa, chúng nằm bất động, há miệng, thè lưỡi, đại tiện và tiết ra một loại dịch lỏng có mùi hôi để đánh lừa động vật săn mồi rằng thịt của chúng đã bị thối rữa.
Hành vi giả chết ở động vật có thuật ngữ khoa học là thanatosis xảy ra phổ biến trong thế giới động vật, từ chim, bò sát, lưỡng cư, động vật có vú, côn trùng đến cá.
Hành vi này thường được sử dụng như một chiến lược sinh tồn, bắt nguồn từ việc hầu hết những kẻ săn mồi chỉ thích ăn thịt tươi sống do sợ dịch bệnh.
Loài rắn mũi lợn miền đông này nổi tiếng với tuyệt chiêu nằm ngửa bụng và ngoác miệng giả chết. Khi gặp nguy hiểm, chúng sẽ há to miệng, lật nghiêng thân nằm ngửa bụng và co giật quằn quại. Nếu bị lật trở lại, con rắn sẽ lập tức lăn mình và tiếp tục giả chết.
Rắn mũi lợn miền đông còn có chiến thuật tự vệ khác là bạnh cổ như rắn hổ mang và phát ra tiếng rít. Dù hiếm khi cắn người, chúng sẽ liên tục tấn công nếu bị đe dọa.
Hành vi giả chết ở bò sát được quan sát thấy phổ biến nhất ở rắn, có thể kể đến như rắn cỏ (Natrix helvetica), rắn kẻ ô (Natrix tessellata), rắn chàm Texas (Drymarchon melanurus erebennus) và rắn mũi hếch (Heterodon platirhinos).
Cóc tía bụng vàng (Bombina variegata) là bậc thầy giả chết đại diện cho nhóm lưỡng cư. Để tránh bị ăn thịt, chúng nắm ngửa và co 4 chân lên trời, cố tình để lộ những đốm màu vàng tươi ở bụng và bàn chân, khiến kẻ thù phải lùi bước vì màu sắc sặc sỡ ở lưỡng cư thường là dấu hiệu cho thấy chúng có độc.
Khi phát hiện có kẻ thù đến gần tổ, chim choi choi (tên khoa học là Charadrius vociferus) không giả chết mà giả bị thương, xoãi cánh ra làm như bị gãy cánh, kéo kẻ thù rời xa tổ của nó rồi nhanh chóng phục hồi và bay vút đi.
Để đột nhập vào tổ kiến Lasius flavus, bọ cánh cứng Pselaphid giả chết để khiến lũ kiến lầm tưởng đó là một miếng ăn ngon, tự nguyện khiêng bọ về tổ. Lúc đó, con bọ chỉ việc “sống lại” và thưởng thức món ấu trùng, nhộng kiến yêu thích.
Khi bị đe dọa, bọ cánh cứng xanh ở vùng tây nam nước Mỹ co người lại, đôi chân trở nên cứng đơ, không động đậy. Khi nguy hiểm đã qua, bọ cánh cứng chỉ việc đứng thẳng lên và tiếp tục cuộc sống vừa bị gián đoạn của nó.
Giả chết cũng là cách cá hoàng đế dùng để săn mồi. Nó chỉ việc thả nổi cơ thể trên mặt nước gần bờ và tóm lấy con mồi khi có cơ hội. Mỗi lần giả chết, chúng có thể làm trong 15 phút là tỷ lệ thành công là 1/6.
Tuy là loài ăn thịt nổi tiếng của đại dương nhưng hiện tượng giả chết cũng khá phổ biến ở cá mập. Để làm điều đó, chúng chỉ cần lật người lên, toàn thân mềm nhũn và thở chậm, sâu. Trạng thái này sâu đến nỗi chúng như đang bị gây mê nên các nhà khoa học có thể dễ dàng nghiên cứu.