Cách ngày hạ chí (21/6-22/6) vài ngày tại Ngọc Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc các thương lái thịt chó lại rầm rộ thu mua hàng trăm, hàng ngàn con chó một ngày để phục vụ cho lễ hội ăn thịt chó hàng năm của địa phương. Vào dịp này, người ta lại giết thịt hàng chục ngàn con chó để làm các món ăn cho người dân và du khách. (Nguồn Dailymail)Chính vì vậy, thời điểm này là thời điểm mà nạn trộm chó, câu chó diễn ra thường xuyên, khiến nhiều gia đình nuôi chó, những người yêu thương động vật vô cùng bức xúc, đau lòng. Những con chó nằm phơi xác đợi bị chặt năm xẻ bảy phục thành các món ăn có thể chính là những chú chó cưng đã từng rất gắn bó với gia đình. (Nguồn Dailymail)Bị nhốt trong những chiếc lồng sắt chật hẹp, bẩn thỉu, ánh mắt của những con chó này hoảng hốt, có lúc lại vô hồn. Nhìn những đồng loại của mình bị làm thịt công khai ngay trước mắt, những con chó này không khỏi run rẩy, sợ hãi. (Nguồn Dailymail)Kỳ thực, truyền thống ăn thịt chó của người Trung Quốc đã có từ rất lâu, việc ăn thịt chó ở Trung Quốc được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, lễ hội ăn thịt chó vào ngày hạ chí ở Ngọc Lâm mới được bắt đầu từ năm 2010. (Nguồn Dailymail)Lợi dụng niềm tin ăn thịt chó sẽ giải xui, mọi đen đủi sẽ bị đuổi bay, những thương lái ở Ngọc Lâm đã tuyên truyền rằng ăn thịt chó vào đúng dịp hạ chí hàng năm sẽ đem lại may mắn. (Nguồn Dailymail)Từ năm 2010, cứ mỗi dịp hạ chí là hàng ngàn con chó bị bắt tập kết về đây. Trong số đó có rất nhiều những con chó nuôi bị ăn trộm, chó hoang, chó đi lạc. Bên cạnh việc mổ thịt công khai, chế biến sẵn, người ta bán cả những con chó còn sống để người mua mua về tự mổ thịt. (Nguồn Dailymail)Bị nhốt trong chiếc lồng sắt, những con chó này không được cho ăn bất cứ thứ gì, chúng hoàn toàn không có sức phản kháng cũng như không có tinh thần phản kháng. (Nguồn Dailymail)Những người mua cũng có thể chọn con chó còn sống sau đó nhờ người bán giết và làm thịt ngay tại chỗ để đảm bảo tươi ngon. Trong quá trình giết mổ, người ta dùng búa đập vào đầu cho những con chó cho chúng chết hẳn sau đó dùng nước sôi, dùng đèn xì để thiêu. (Nguồn Dailymail)Mặc cho những lời kêu gọi và cảnh báo người dân, thương lái không nên giết hại, lạm sát loài chó để làm thức ăn, người dân ở Ngọc Lâm nói riêng và người dân Trung Quốc nói chung vẫn không thể loại bỏ món thịt chó ra khỏi thực đơn của mình. (Nguồn Dailymail)Có một số con chó tội nghiệp được những người tốt bụng cứu, mua về và nuôi, nhưng con số đó chỉ là muối bỏ bể so với hàng chục ngàn con chó bị giết mỗi năm chỉ trong hai ngày hạ chí. (Nguồn Dailymail)Hiện nay chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội, tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật thế giới vẫn đang tiếp tục kêu gọi xóa bỏ lễ hội vô nhân đạo tanh nồng mùi máu này. (Nguồn Dailymail)Ăn thịt chó là không vi phạm pháp luật nhưng trộm chó lại là hành vi trộm cắp tài sản. Nhiều người yêu động vật đang kêu gọi chính quyền Trung Quốc sớm có bộ luật xử phạt thật nặng những người trộm chó, bán thịt chó trộm bất hợp pháp. (Nguồn Dailymail)Những con chó hoảng loạn trong lồng sắt chờ ngày bị giết thịt. (Nguồn Dailymail)
Cách ngày hạ chí (21/6-22/6) vài ngày tại Ngọc Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc các thương lái thịt chó lại rầm rộ thu mua hàng trăm, hàng ngàn con chó một ngày để phục vụ cho lễ hội ăn thịt chó hàng năm của địa phương. Vào dịp này, người ta lại giết thịt hàng chục ngàn con chó để làm các món ăn cho người dân và du khách. (Nguồn Dailymail)
Chính vì vậy, thời điểm này là thời điểm mà nạn trộm chó, câu chó diễn ra thường xuyên, khiến nhiều gia đình nuôi chó, những người yêu thương động vật vô cùng bức xúc, đau lòng. Những con chó nằm phơi xác đợi bị chặt năm xẻ bảy phục thành các món ăn có thể chính là những chú chó cưng đã từng rất gắn bó với gia đình. (Nguồn Dailymail)
Bị nhốt trong những chiếc lồng sắt chật hẹp, bẩn thỉu, ánh mắt của những con chó này hoảng hốt, có lúc lại vô hồn. Nhìn những đồng loại của mình bị làm thịt công khai ngay trước mắt, những con chó này không khỏi run rẩy, sợ hãi. (Nguồn Dailymail)
Kỳ thực, truyền thống ăn thịt chó của người Trung Quốc đã có từ rất lâu, việc ăn thịt chó ở Trung Quốc được pháp luật công nhận. Tuy nhiên, lễ hội ăn thịt chó vào ngày hạ chí ở Ngọc Lâm mới được bắt đầu từ năm 2010. (Nguồn Dailymail)
Lợi dụng niềm tin ăn thịt chó sẽ giải xui, mọi đen đủi sẽ bị đuổi bay, những thương lái ở Ngọc Lâm đã tuyên truyền rằng ăn thịt chó vào đúng dịp hạ chí hàng năm sẽ đem lại may mắn. (Nguồn Dailymail)
Từ năm 2010, cứ mỗi dịp hạ chí là hàng ngàn con chó bị bắt tập kết về đây. Trong số đó có rất nhiều những con chó nuôi bị ăn trộm, chó hoang, chó đi lạc. Bên cạnh việc mổ thịt công khai, chế biến sẵn, người ta bán cả những con chó còn sống để người mua mua về tự mổ thịt. (Nguồn Dailymail)
Bị nhốt trong chiếc lồng sắt, những con chó này không được cho ăn bất cứ thứ gì, chúng hoàn toàn không có sức phản kháng cũng như không có tinh thần phản kháng. (Nguồn Dailymail)
Những người mua cũng có thể chọn con chó còn sống sau đó nhờ người bán giết và làm thịt ngay tại chỗ để đảm bảo tươi ngon. Trong quá trình giết mổ, người ta dùng búa đập vào đầu cho những con chó cho chúng chết hẳn sau đó dùng nước sôi, dùng đèn xì để thiêu. (Nguồn Dailymail)
Mặc cho những lời kêu gọi và cảnh báo người dân, thương lái không nên giết hại, lạm sát loài chó để làm thức ăn, người dân ở Ngọc Lâm nói riêng và người dân Trung Quốc nói chung vẫn không thể loại bỏ món thịt chó ra khỏi thực đơn của mình. (Nguồn Dailymail)
Có một số con chó tội nghiệp được những người tốt bụng cứu, mua về và nuôi, nhưng con số đó chỉ là muối bỏ bể so với hàng chục ngàn con chó bị giết mỗi năm chỉ trong hai ngày hạ chí. (Nguồn Dailymail)
Hiện nay chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội, tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật thế giới vẫn đang tiếp tục kêu gọi xóa bỏ lễ hội vô nhân đạo tanh nồng mùi máu này. (Nguồn Dailymail)
Ăn thịt chó là không vi phạm pháp luật nhưng trộm chó lại là hành vi trộm cắp tài sản. Nhiều người yêu động vật đang kêu gọi chính quyền Trung Quốc sớm có bộ luật xử phạt thật nặng những người trộm chó, bán thịt chó trộm bất hợp pháp. (Nguồn Dailymail)
Những con chó hoảng loạn trong lồng sắt chờ ngày bị giết thịt. (Nguồn Dailymail)