Ếch bay Malabar, có tên khoa học là Rhacophorus malabaricus. Loài ếch này có thể sử dụng bàn chân có màng của nó để bẫy không khí, tạo thành cơ quan giống như một cái dù để bay đáp nhanh từ ngọn cây xuống mặt đất khi gặp mối đe dọa.Sóc bay phương Nam. Loài sóc bay này có một lớp da ở hai bên cơ thể cho phép con vật bay được khoảng cách xa đến hơn 9m mà không cần chạm đất. Lớp da đóng vai trò như một chiếc dù linh hoạt, còn đuôi nó được sử dụng như một bánh lái.Nhện. Ít ai ngờ nhện có thể “bay” được quãng đường khá xa theo cách rất thông minh, khi cần bay, chúng sẽ nhả ra một sợi tơ mỏng, nhẹ, có khả năng co giãn, đồng thời lợi dụng sức gió để đu đám lên sợi tơ bay đến bất cứ đâu.Thằn lằn bay Draco. Một trong những loài vật không cánh bay xuất sắc nữa là thằn lằn bay. Xương sườn của thằn lằn Draco có thể mở rộng và khá dài, nối giữa các xương sườn của con vật là một mảnh da, trông khá giống đôi cánh, giúp chúng điều chỉnh hướng “lượn” khi kết hợp cùng chiếc đuôi dài phía sau.Gà tây hay còn gọi là gà lôi. Gà tây hoang dã có thể bay với tốc độ 88,5km/giờ, nhưng hầu hết thời gian chúng thích ở trên mặt đất. Còn gà tây nuôi nhốt thường bị nuôi quá béo nên quá nặng để cất cánh bay.Chồn bay. Loài này sử dụng vạt da thêm giữa hai chân của chúng để lướt từ trên cao đến các địa điểm thấp hơn.Thằn lằn bay Ptychozoon kuhli. Loài vật này thường ẩn trong rừng cây, nó có lớp da co giãn ở hai bên cơ thể, cho phép nó có thể bay trong không khí được một đoạn ngắn.Thú có túi Acrobates pygmaeus là một loài động vật nhỏ, có chiều dài cơ thể chưa đến 8cm. Loài này cũng có thể bay lướt dễ dàng trong không trung mà không cần cánh.Cá đuối dơi (mobula ray). Tuy mang thân hình to lớn, nhưng các sải cánh có thể giúp cá đuối dơi tung mình bay trên mặt biển một cách dễ dàng.Rắn bay thuộc chi Chrysopelea. Chúng có thể bay từ cây này sang cây khác với khoảng cách tối thiểu 24m. Cơ thể rắn dẹt đến mức tối đa khi chúng bay, đồng thời uốn lượn như khi bò trên mặt đất.Kiến. Có rất nhiều loài kiến sử dụng đôi cánh để bay, chúng thường để cơ thể rơi tự do qua các khu rừng mưa Peru. Có ít nhất 25 loài kiến sử dụng cách bay lướt như một hình thức di chuyển.
Ếch bay Malabar, có tên khoa học là Rhacophorus malabaricus. Loài ếch này có thể sử dụng bàn chân có màng của nó để bẫy không khí, tạo thành cơ quan giống như một cái dù để bay đáp nhanh từ ngọn cây xuống mặt đất khi gặp mối đe dọa.
Sóc bay phương Nam. Loài sóc bay này có một lớp da ở hai bên cơ thể cho phép con vật bay được khoảng cách xa đến hơn 9m mà không cần chạm đất. Lớp da đóng vai trò như một chiếc dù linh hoạt, còn đuôi nó được sử dụng như một bánh lái.
Nhện. Ít ai ngờ nhện có thể “bay” được quãng đường khá xa theo cách rất thông minh, khi cần bay, chúng sẽ nhả ra một sợi tơ mỏng, nhẹ, có khả năng co giãn, đồng thời lợi dụng sức gió để đu đám lên sợi tơ bay đến bất cứ đâu.
Thằn lằn bay Draco. Một trong những loài vật không cánh bay xuất sắc nữa là thằn lằn bay. Xương sườn của thằn lằn Draco có thể mở rộng và khá dài, nối giữa các xương sườn của con vật là một mảnh da, trông khá giống đôi cánh, giúp chúng điều chỉnh hướng “lượn” khi kết hợp cùng chiếc đuôi dài phía sau.
Gà tây hay còn gọi là gà lôi. Gà tây hoang dã có thể bay với tốc độ 88,5km/giờ, nhưng hầu hết thời gian chúng thích ở trên mặt đất. Còn gà tây nuôi nhốt thường bị nuôi quá béo nên quá nặng để cất cánh bay.
Chồn bay. Loài này sử dụng vạt da thêm giữa hai chân của chúng để lướt từ trên cao đến các địa điểm thấp hơn.
Thằn lằn bay Ptychozoon kuhli. Loài vật này thường ẩn trong rừng cây, nó có lớp da co giãn ở hai bên cơ thể, cho phép nó có thể bay trong không khí được một đoạn ngắn.
Thú có túi Acrobates pygmaeus là một loài động vật nhỏ, có chiều dài cơ thể chưa đến 8cm. Loài này cũng có thể bay lướt dễ dàng trong không trung mà không cần cánh.
Cá đuối dơi (mobula ray). Tuy mang thân hình to lớn, nhưng các sải cánh có thể giúp cá đuối dơi tung mình bay trên mặt biển một cách dễ dàng.
Rắn bay thuộc chi Chrysopelea. Chúng có thể bay từ cây này sang cây khác với khoảng cách tối thiểu 24m. Cơ thể rắn dẹt đến mức tối đa khi chúng bay, đồng thời uốn lượn như khi bò trên mặt đất.
Kiến. Có rất nhiều loài kiến sử dụng đôi cánh để bay, chúng thường để cơ thể rơi tự do qua các khu rừng mưa Peru. Có ít nhất 25 loài kiến sử dụng cách bay lướt như một hình thức di chuyển.