1. Nariz del Diablo, Ecuador
Tuyến đường sắt nối giữa thành phố Alausi và Palmira giúp hành khách có nhiều thời gian ngắm cảnh dọc “Đại lộ núi lửa ở Ecuador. Du khách không được phép trèo lên nóc toa, nhưng đoàn tàu có một toa mở để mọi người ngắm cảnh. Tuyến đường sắt này cũng có nhiều đoạn dốc và cua gấp nguy hiểm.2. Georgetown Loop, Mỹ
Đường ray Georgetown Loop, dài 5km, đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong vòng một thế kỷ với hai đường vòng hình xoắn ốc. Nó đưa hành khách từ Georgetown ở bang Colorado tới thị trấn Silver Plume, chạy qua nhiều địa hình núi hiểm trở.3. Flamsbana, Na Uy
Đoạn đường sắt nguy hiểm dài 21km này chạy từ độ cao 863m tại Myrdal xuống cảng Flåm ở Na Uy. Tuyến đường này đi qua 20 hầm và có độ dốc rất lớn, khiến một số đoàn tàu được trang bị tới 5 hệ thống phanh để đảm an toàn.4. Đường ray tử thần, Thái Lan
Hơn 90.000 công nhân và 16.000 tù binh chiến tranh đã thiệt mạng trong quá trình xây dựng tuyến đường sắt dài 415km nối giữa thành phố Bangkok và Myanmar. Tuyến đường bám sát vào những vách đá dựng đứng và đi qua nhiều cây cầu gỗ không vững chắc.5. Cumbres và Toltec Scenic, Mỹ
Được xây dựng trên dãy núi Rocky, tuyến đường sắt này hoạt động trong những tháng mùa hè và đưa hành khách từ Chama ở bang New Mexico vượt qua đèo Cumbres (đèo đường sắt cao nhất ở Mỹ, hơn 3.000 m), nhiều đường vòng và đường hầm trước khi chạy qua hẻm Toltec và tới Antonito ở bang Colorado.6. Bernina Express, Thụy Sĩ
Đây là tuyến đường sắt cao nhất thế giới, chạy qua dãy núi Alps và nối giữa thành phố Chur và Tirano ở Thụy Sĩ. Vào mùa hè, một toa tàu mở cho phép hành khách trải nghiệm cảm giác di chuyển qua các đường hầm tối hay ngắm cảnh hẻm núi sâu.7. Kuranda Scenic, Australia
Được hoàn thành vào năm 1891, tuyến đường sắt này chạy từ Cairns tới thị trấn Kurunda ở Australia. Trong hành trình kéo dài gần 2 giờ, hành khách có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Barron và biển Coral. Tuyến đường cũng chạy qua vườn quốc gia Hẻm núi Barron và 15 đường hầm.8. Pamban Bridge, Ấn Độ
Thị trấn Rameswaram trên đảo Pamban được kết nối với đất liền ở Ấn Độ bằng một cây cầu đường sắt dài 2,5 km bắt đầu hoạt động từ năm 1914. Hành khách có thể ngắm cảnh biển và nhiều phong cảnh đẹp dọc tuyến đường này.9. Far North Spare, Scotland
Đoạn tàu di chuyển trên tuyến đường này có thể bị mắc kẹt trong bão tuyết nhiều giờ và thậm chí nhiều ngày. Trong một số trường hợp, máy bay trực thăng phải thả đồ ăn và nước uống cho hành khách bị mắc kẹt.10. Tàu hỏa bằng tre, Campuchia
Để khai thác hệ thống đường sắt đã lạc hậu, Campuchia đã tạo ra những đoàn tàu theo cách riêng với vật liệu chủ yếu từ tre và linh kiện cơ khí cũ. Các toa tàu tự hành có thể di chuyển với tốc 40 km/giờ và có thể chở hàng chục hành khách cùng lúc.
1. Nariz del Diablo, Ecuador
Tuyến đường sắt nối giữa thành phố Alausi và Palmira giúp hành khách có nhiều thời gian ngắm cảnh dọc “Đại lộ núi lửa ở Ecuador. Du khách không được phép trèo lên nóc toa, nhưng đoàn tàu có một toa mở để mọi người ngắm cảnh. Tuyến đường sắt này cũng có nhiều đoạn dốc và cua gấp nguy hiểm.
2. Georgetown Loop, Mỹ
Đường ray Georgetown Loop, dài 5km, đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong vòng một thế kỷ với hai đường vòng hình xoắn ốc. Nó đưa hành khách từ Georgetown ở bang Colorado tới thị trấn Silver Plume, chạy qua nhiều địa hình núi hiểm trở.
3. Flamsbana, Na Uy
Đoạn đường sắt nguy hiểm dài 21km này chạy từ độ cao 863m tại Myrdal xuống cảng Flåm ở Na Uy. Tuyến đường này đi qua 20 hầm và có độ dốc rất lớn, khiến một số đoàn tàu được trang bị tới 5 hệ thống phanh để đảm an toàn.
4. Đường ray tử thần, Thái Lan
Hơn 90.000 công nhân và 16.000 tù binh chiến tranh đã thiệt mạng trong quá trình xây dựng tuyến đường sắt dài 415km nối giữa thành phố Bangkok và Myanmar. Tuyến đường bám sát vào những vách đá dựng đứng và đi qua nhiều cây cầu gỗ không vững chắc.
5. Cumbres và Toltec Scenic, Mỹ
Được xây dựng trên dãy núi Rocky, tuyến đường sắt này hoạt động trong những tháng mùa hè và đưa hành khách từ Chama ở bang New Mexico vượt qua đèo Cumbres (đèo đường sắt cao nhất ở Mỹ, hơn 3.000 m), nhiều đường vòng và đường hầm trước khi chạy qua hẻm Toltec và tới Antonito ở bang Colorado.
6. Bernina Express, Thụy Sĩ
Đây là tuyến đường sắt cao nhất thế giới, chạy qua dãy núi Alps và nối giữa thành phố Chur và Tirano ở Thụy Sĩ. Vào mùa hè, một toa tàu mở cho phép hành khách trải nghiệm cảm giác di chuyển qua các đường hầm tối hay ngắm cảnh hẻm núi sâu.
7. Kuranda Scenic, Australia
Được hoàn thành vào năm 1891, tuyến đường sắt này chạy từ Cairns tới thị trấn Kurunda ở Australia. Trong hành trình kéo dài gần 2 giờ, hành khách có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thác Barron và biển Coral. Tuyến đường cũng chạy qua vườn quốc gia Hẻm núi Barron và 15 đường hầm.
8. Pamban Bridge, Ấn Độ
Thị trấn Rameswaram trên đảo Pamban được kết nối với đất liền ở Ấn Độ bằng một cây cầu đường sắt dài 2,5 km bắt đầu hoạt động từ năm 1914. Hành khách có thể ngắm cảnh biển và nhiều phong cảnh đẹp dọc tuyến đường này.
9. Far North Spare, Scotland
Đoạn tàu di chuyển trên tuyến đường này có thể bị mắc kẹt trong bão tuyết nhiều giờ và thậm chí nhiều ngày. Trong một số trường hợp, máy bay trực thăng phải thả đồ ăn và nước uống cho hành khách bị mắc kẹt.
10. Tàu hỏa bằng tre, Campuchia
Để khai thác hệ thống đường sắt đã lạc hậu, Campuchia đã tạo ra những đoàn tàu theo cách riêng với vật liệu chủ yếu từ tre và linh kiện cơ khí cũ. Các toa tàu tự hành có thể di chuyển với tốc 40 km/giờ và có thể chở hàng chục hành khách cùng lúc.