Bãi rác Agbogbloshie, Ghana. Phần đa rác thải điện tử từ Mỹ và các quốc gia châu Âu có xu hướng được xả sang châu Phi. Hàng năm, đất nước Ghana nhận khoảng 215.000 tấn nguyên liệu điện tử tiêu dùng “secondhand”. Ô nhiễm độc phát sinh ở khu vực này khi người ta đốt các bảng mạch điện tử, dây điện… bỏ đi để lấy kim loại đem bán. Các chất độc hại thoát ra, ngấm vào đất và không khí. Chernobyl, Ukraine. Ngày 26/4/1986, một trong những nhà máy điện hạt nhân tại Chernobyl bị phá hủy, giải phỏng ra một lượng lớn chất phóng xạ vào không khí. Hệ thực vật và động vật địa phương tăng tỷ lệ đột biến gen, cũng như các bệnh khác như khối u và đục thủy tinh thể. Hơn 25 năm sau, hạt nhân phóng xạ vẫn còn được tìm thấy trong mẫu đất gần vị trí tai nạn. Sông Citarum, Indonesia. Lưu vực sông Citarum ở Bandung, Tây Java, Indonesia qua nghiên cứu tìm thấy nồng độ cao của chì, nhôm, mangan và sắt trong nước. Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng từ rác thải các nhà máy dọc theo bờ sông. Dzerzhinsk, Nga là một trong những điểm nóng sản xuất hóa chất của quốc gia. Hơn sáu thập kỷ qua, hàng trăm nghìn tấn chất thải được chôn lấp, tạo nên một hố khổng lồ chứa đầy các loại hóa chất. Hazaribagh, Bangladesh. Tại Hazaribagh, Bangladesh, có gần 250 nhà máy thuộc da nằm trên diện tích ít hơn một dặm vuông. Các xưởng thuộc da tại đây sử dụng các phương pháp lỗi thời và đổ ra môi trường rất nhiều chất thải độc hại. Kabwe, Zambia. Trong nhiều thập kỷ, việc khai thác mỏ chì rất phổ biến ở Kabwe, Zambia gây ô nhiễm khu vực nghiêm trọng. Quá trình nấu chảy, hoặc chiết xuất kim loại từ quặng giải phóng các kim loại nặng vào không khí, sau đó ngấm xuống đất, nước mà người dân tại đây dùng. Kalimantan, Indonesia. Khai thác vàng là hoạt động gây ô nhiễm lớn nhất thế giới. Trên toàn thế giới, ước tính quá trình khai thác vàng phát tán 1.000 tấn thủy ngân vào môi trường hàng năm, trong đó Kalimantan, Indonesia là nơi nhiều nhất. Matanza-Riachuelo, Argentina. Ước tính có khoảng 15.000 cơ sở sản xuất công nghiệp giải phóng chất ô nhiễm vào lưu vực sông này. Các cơ sở đa phần là rất nhỏ, không được quản lý hay kiểm soát tốt, thải ra môi trường nhiều kim loại, nhiều hợp chất hóa dầu độc hại. Vùng châu thổ sông Niger, Nigeria. Nigeria là quốc gia có nguồn dầu thô nổi tiếng, có tổng số tiền từ xuất khẩu dầu mỏ lên tới con số gần 100 tỷ USD. Nhưng tại đây, các sự cố tràn dầu không được chú trọng, đa phần bỏ qua gây ô nhiễm đất và không khí nghiêm trọng.Norilsk, Nga. Đồng, nickel oxide và kim loại nặng khác gây ô nhiễm thành phố công nghiệp Norilsk của Nga. Norilsk là khu vực có hoạt động nấu chảy kim loại nặng lớn nhất thế giới, quá trình đó hàng năm phát tán ra môi trường hàng loạt chất độc hại.
Bãi rác Agbogbloshie, Ghana. Phần đa rác thải điện tử từ Mỹ và các quốc gia châu Âu có xu hướng được xả sang châu Phi. Hàng năm, đất nước Ghana nhận khoảng 215.000 tấn nguyên liệu điện tử tiêu dùng “secondhand”. Ô nhiễm độc phát sinh ở khu vực này khi người ta đốt các bảng mạch điện tử, dây điện… bỏ đi để lấy kim loại đem bán. Các chất độc hại thoát ra, ngấm vào đất và không khí.
Chernobyl, Ukraine. Ngày 26/4/1986, một trong những nhà máy điện hạt nhân tại Chernobyl bị phá hủy, giải phỏng ra một lượng lớn chất phóng xạ vào không khí. Hệ thực vật và động vật địa phương tăng tỷ lệ đột biến gen, cũng như các bệnh khác như khối u và đục thủy tinh thể. Hơn 25 năm sau, hạt nhân phóng xạ vẫn còn được tìm thấy trong mẫu đất gần vị trí tai nạn.
Sông Citarum, Indonesia. Lưu vực sông Citarum ở Bandung, Tây Java, Indonesia qua nghiên cứu tìm thấy nồng độ cao của chì, nhôm, mangan và sắt trong nước. Nguyên nhân được cho là do ảnh hưởng từ rác thải các nhà máy dọc theo bờ sông.
Dzerzhinsk, Nga là một trong những điểm nóng sản xuất hóa chất của quốc gia. Hơn sáu thập kỷ qua, hàng trăm nghìn tấn chất thải được chôn lấp, tạo nên một hố khổng lồ chứa đầy các loại hóa chất.
Hazaribagh, Bangladesh. Tại Hazaribagh, Bangladesh, có gần 250 nhà máy thuộc da nằm trên diện tích ít hơn một dặm vuông. Các xưởng thuộc da tại đây sử dụng các phương pháp lỗi thời và đổ ra môi trường rất nhiều chất thải độc hại.
Kabwe, Zambia. Trong nhiều thập kỷ, việc khai thác mỏ chì rất phổ biến ở Kabwe, Zambia gây ô nhiễm khu vực nghiêm trọng. Quá trình nấu chảy, hoặc chiết xuất kim loại từ quặng giải phóng các kim loại nặng vào không khí, sau đó ngấm xuống đất, nước mà người dân tại đây dùng.
Kalimantan, Indonesia. Khai thác vàng là hoạt động gây ô nhiễm lớn nhất thế giới. Trên toàn thế giới, ước tính quá trình khai thác vàng phát tán 1.000 tấn thủy ngân vào môi trường hàng năm, trong đó Kalimantan, Indonesia là nơi nhiều nhất.
Matanza-Riachuelo, Argentina. Ước tính có khoảng 15.000 cơ sở sản xuất công nghiệp giải phóng chất ô nhiễm vào lưu vực sông này. Các cơ sở đa phần là rất nhỏ, không được quản lý hay kiểm soát tốt, thải ra môi trường nhiều kim loại, nhiều hợp chất hóa dầu độc hại.
Vùng châu thổ sông Niger, Nigeria. Nigeria là quốc gia có nguồn dầu thô nổi tiếng, có tổng số tiền từ xuất khẩu dầu mỏ lên tới con số gần 100 tỷ USD. Nhưng tại đây, các sự cố tràn dầu không được chú trọng, đa phần bỏ qua gây ô nhiễm đất và không khí nghiêm trọng.
Norilsk, Nga. Đồng, nickel oxide và kim loại nặng khác gây ô nhiễm thành phố công nghiệp Norilsk của Nga. Norilsk là khu vực có hoạt động nấu chảy kim loại nặng lớn nhất thế giới, quá trình đó hàng năm phát tán ra môi trường hàng loạt chất độc hại.