Một con trai tai tượng trong bể nuôi ở Bảo tàng Hải dương học Nha Trang. Cho tới nay, tại vùng biển Việt Nam đã ghi nhận sự phân bố của 5 loài trai tai tượng thuộc họ Tridacnidae trong tổng số 9 loài trên thế giới.Cả 5 loài trai tai tượng này phân bố chủ yếu ven biển miền Trung và ven các đảo phía Nam (Phú Quốc, Phú Quý, Côn Đảo, vịnh Nha Trang) từ vùng hạ triều đến độ sâu khoảng 20 mét, trên các nền đáy đá hoặc các rạn san hô.Trong số chúng, trai tai tượng khổng lồ (Tridacna gigas) là loài thân mềm hai mảnh vỏ lớn nhất thế giới. Vỏ của loài này dài trung bình 30-40 cm, những cá thể sống lâu có thể dài tới 1,3 mét, nặng hàng trăm kg. Chúng có ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.Màng áo của các loài trai tai tượng có màu sắc rực rỡ, gồm các màu màu xanh da trời, xanh lá cây, vàng, tím..., với hoa văn phong phú, hình dạng uốn nếp, đẹp như những đóa hóa giữa lòng đại dương.Trên bề mặt vỏ các loài trai tai tượng có các rãnh uốn lượn như làn sóng, đặc biệt rõ nét ở loài trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa).Giữa rạn san hô, trai tai tượng mang vẻ ngoài cuốn hút không kém các loài san hô, hải quỳ.Ở Việt Nam, các loài trai tai tượng đã được khai thác từ lâu đời, là nguồn thực phẩm bổ dưỡng và là mặt hàng xuất khẩu (dạng tươi sống và vỏ) mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân ven biển và hải đảo.Hiện nay, có ba loài trai tai tượng được cấp phép xuất khẩu ở Việt Nam, gồm trai tai tượng lớn (Tridacna maxima), trai tai tượng vàng nghệ (Tridacna crocea) và trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa).Tuy nhiên, do giá trị kinh tế cao nên nguồn lợi trai tai tượng đang bị khai thác quá mức, giảm sút nhanh chóng, có nguy cơ cạn kiệt trong tự nhiên.Theo khuyến nghị từ chuyên gia, các cơ quan có thẩm quyền cần đưa ra quy định về sử dụng và quản lý nguồn lợi trai tai tượng như cấm khai thác các cá thể có kích thước nhỏ, cấm khai thác vào mùa sinh sản, nhằm phát triển bền vững nguồn lợi trai tai tượng tại Việt Nam.Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.
Một con trai tai tượng trong bể nuôi ở Bảo tàng Hải dương học Nha Trang. Cho tới nay, tại vùng biển Việt Nam đã ghi nhận sự phân bố của 5 loài trai tai tượng thuộc họ Tridacnidae trong tổng số 9 loài trên thế giới.
Cả 5 loài trai tai tượng này phân bố chủ yếu ven biển miền Trung và ven các đảo phía Nam (Phú Quốc, Phú Quý, Côn Đảo, vịnh Nha Trang) từ vùng hạ triều đến độ sâu khoảng 20 mét, trên các nền đáy đá hoặc các rạn san hô.
Trong số chúng, trai tai tượng khổng lồ (Tridacna gigas) là loài thân mềm hai mảnh vỏ lớn nhất thế giới. Vỏ của loài này dài trung bình 30-40 cm, những cá thể sống lâu có thể dài tới 1,3 mét, nặng hàng trăm kg. Chúng có ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Màng áo của các loài trai tai tượng có màu sắc rực rỡ, gồm các màu màu xanh da trời, xanh lá cây, vàng, tím..., với hoa văn phong phú, hình dạng uốn nếp, đẹp như những đóa hóa giữa lòng đại dương.
Trên bề mặt vỏ các loài trai tai tượng có các rãnh uốn lượn như làn sóng, đặc biệt rõ nét ở loài trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa).
Giữa rạn san hô, trai tai tượng mang vẻ ngoài cuốn hút không kém các loài san hô, hải quỳ.
Ở Việt Nam, các loài trai tai tượng đã được khai thác từ lâu đời, là nguồn thực phẩm bổ dưỡng và là mặt hàng xuất khẩu (dạng tươi sống và vỏ) mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân ven biển và hải đảo.
Hiện nay, có ba loài trai tai tượng được cấp phép xuất khẩu ở Việt Nam, gồm trai tai tượng lớn (Tridacna maxima), trai tai tượng vàng nghệ (Tridacna crocea) và trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa).
Tuy nhiên, do giá trị kinh tế cao nên nguồn lợi trai tai tượng đang bị khai thác quá mức, giảm sút nhanh chóng, có nguy cơ cạn kiệt trong tự nhiên.
Theo khuyến nghị từ chuyên gia, các cơ quan có thẩm quyền cần đưa ra quy định về sử dụng và quản lý nguồn lợi trai tai tượng như cấm khai thác các cá thể có kích thước nhỏ, cấm khai thác vào mùa sinh sản, nhằm phát triển bền vững nguồn lợi trai tai tượng tại Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.