Hải quỳ ống trong một bể nuôi tại Bảo tàng Hải dương học Nha Trang. Phân bố ở môi trường biển toàn cầu, các loài hải quỳ ống được xếp vào phân lớp Ceriantharia, thuộc phân ngành San hô (Anthozoa) của ngành Thích ty bào (Cnidaria).Đạt chiều dài tối đa khoảng 40 cm, hải quỳ ống thường được gọi là "cây dừa biển" do hình dáng khá giống cây dừa, với "lá" là những xúc tu tỏa ra từ trên ống thân.Mỗi cá thể hải quỳ ống có hai vòng xúc tu, với tổng cộng khoảng 200 xúc tu. Những xúc tu ở vòng ngoài dài và mảnh, được trang bị tế bào có nọc độc, được sử dụng để bắt con mồi.Các xúc tu ở vòng trong ngắn hơn và có chức năng chuyển thức ăn bắt được vào miệng trung tâm. Thông thường, hai vòng xúc tu sẽ có màu sắc khác nhau.Trong tự nhiên, hải quỳ ống thường xuất hiện trên nền cát hoặc bùn ở khu vực có hàm lượng chất hữu cơ cao. Chúng ăn cá nhỏ và các sinh vật phù du bắt được bằng các xúc tu.Khi bị quấy rầy, hải quỳ ống rủ xuống hoặc co mình vào trong ống để “biến mất” khỏi tầm nhìn của kẻ thù tiềm tàng.Thân ống của chúng có dạng giống như da, được làm từ chất nhầy do con vật tiết ra kết hợp với cát và các vật liệu tự nhiên có sẵn trong môi trường sống.Nếu hải quỳ ống bị quấy rầy từ bên dưới, chẳng hạn như nhím biển đào hang, chúng có thể tự chui ra khỏi ống, di chuyển đến một vị trí mới và tiết ra một ống mới.Người ta không có số liệu về tuổi thọ của hải quỳ ống trong tự nhiên, nhưng một số cá thể sống trong bể nuôi có tuổi đời đạt đến hơn 50 năm.Do có dáng vẻ độc đáo, hải quỳ ống đã trở thành vật nuôi được ưa thích ở các thủy cung trên toàn thế giới.Một số hình ảnh khác về “cây dừa biển” ở Bảo tàng Hải dương học Nha Trang.Mời quý độc giả xem video: Xác định được loài Cua gây Ngộ Độc ở Thanh Hoá | Thời Sự VTV1.
Hải quỳ ống trong một bể nuôi tại Bảo tàng Hải dương học Nha Trang. Phân bố ở môi trường biển toàn cầu, các loài hải quỳ ống được xếp vào phân lớp Ceriantharia, thuộc phân ngành San hô (Anthozoa) của ngành Thích ty bào (Cnidaria).
Đạt chiều dài tối đa khoảng 40 cm, hải quỳ ống thường được gọi là "cây dừa biển" do hình dáng khá giống cây dừa, với "lá" là những xúc tu tỏa ra từ trên ống thân.
Mỗi cá thể hải quỳ ống có hai vòng xúc tu, với tổng cộng khoảng 200 xúc tu. Những xúc tu ở vòng ngoài dài và mảnh, được trang bị tế bào có nọc độc, được sử dụng để bắt con mồi.
Các xúc tu ở vòng trong ngắn hơn và có chức năng chuyển thức ăn bắt được vào miệng trung tâm. Thông thường, hai vòng xúc tu sẽ có màu sắc khác nhau.
Trong tự nhiên, hải quỳ ống thường xuất hiện trên nền cát hoặc bùn ở khu vực có hàm lượng chất hữu cơ cao. Chúng ăn cá nhỏ và các sinh vật phù du bắt được bằng các xúc tu.
Khi bị quấy rầy, hải quỳ ống rủ xuống hoặc co mình vào trong ống để “biến mất” khỏi tầm nhìn của kẻ thù tiềm tàng.
Thân ống của chúng có dạng giống như da, được làm từ chất nhầy do con vật tiết ra kết hợp với cát và các vật liệu tự nhiên có sẵn trong môi trường sống.
Nếu hải quỳ ống bị quấy rầy từ bên dưới, chẳng hạn như nhím biển đào hang, chúng có thể tự chui ra khỏi ống, di chuyển đến một vị trí mới và tiết ra một ống mới.
Người ta không có số liệu về tuổi thọ của hải quỳ ống trong tự nhiên, nhưng một số cá thể sống trong bể nuôi có tuổi đời đạt đến hơn 50 năm.
Do có dáng vẻ độc đáo, hải quỳ ống đã trở thành vật nuôi được ưa thích ở các thủy cung trên toàn thế giới.
Một số hình ảnh khác về “cây dừa biển” ở Bảo tàng Hải dương học Nha Trang.
Mời quý độc giả xem video: Xác định được loài Cua gây Ngộ Độc ở Thanh Hoá | Thời Sự VTV1.