Vào ngày 12/4, Hạt Kiểm lâm Can Lộc bàn giao cho Vườn Quốc gia Vũ Quang một cá thể khỉ mặt đỏ sau khi người dân giao nộp.Theo phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Can Lộc Phan Anh Tuấn cho biết, sau khi nhận được thông tin nhà ông Nguyễn Minh Hải (thôn Đại Bản, xã Khánh Vĩnh Yên) có nuôi một cá thể khỉ mặt đỏ, đơn vị đã đến tuyên truyền vận động. Sau đó, gia đình ông Nguyễn Minh Hải tự nguyện giao nộp cá thể khỉ mặt đỏ.Sau khi tiếp nhận, Hạt Kiểm lâm Can Lộc đã phối hợp bàn giao cá thể khỉ mặt đỏ trong tình trạng khỏe mạnh cho Vườn Quốc gia Vũ Quang. Cá thể này sẽ được theo dõi, chăm sóc trước khi thả về tự nhiên.Khỉ mặt đỏ có tên khoa học là Macaca arctoides, thuộc nhóm II B, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.Đây là loài có tên trong danh mục Sách đỏ Việt Nam và được thống kê trong Sách đỏ của IUCN 1997.Đây là loài có tên trong danh mục Sách đỏ Việt Nam và được thống kê trong Sách đỏ của IUCN 1997.Khi trưởng thành, mỗi cá thể khỉ mặt đỏ nặng khoảng 8 - 16 kg. Chúng có bộ lông màu vàng nhạt, xám nhạt hoặc đen. Da trên mắt và trên gò má đỏ thẫm.Khỉ mặt đỏ có đuôi to, ngắn. Chúng có chai mông to, không có lông. Loài này thường sống theo đàn với số lượng từ 5 - 40 cá thể. Một cá thể đực thường làm con đầu đàn.Thức ăn chủ yếu của khỉ mặt đỏ là quả, hạt, lá non, lá nõn.Tại Việt Nam, khỉ mặt đỏ phân bố ở nhiều tỉnh, thành phố như: Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh...Mời độc giả xem video: Con non bị bắt cóc, khỉ mẹ dùng “chiêu độc” giành lại con. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Vào ngày 12/4, Hạt Kiểm lâm Can Lộc bàn giao cho Vườn Quốc gia Vũ Quang một cá thể khỉ mặt đỏ sau khi người dân giao nộp.
Theo phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Can Lộc Phan Anh Tuấn cho biết, sau khi nhận được thông tin nhà ông Nguyễn Minh Hải (thôn Đại Bản, xã Khánh Vĩnh Yên) có nuôi một cá thể khỉ mặt đỏ, đơn vị đã đến tuyên truyền vận động. Sau đó, gia đình ông Nguyễn Minh Hải tự nguyện giao nộp cá thể khỉ mặt đỏ.
Sau khi tiếp nhận, Hạt Kiểm lâm Can Lộc đã phối hợp bàn giao cá thể khỉ mặt đỏ trong tình trạng khỏe mạnh cho Vườn Quốc gia Vũ Quang. Cá thể này sẽ được theo dõi, chăm sóc trước khi thả về tự nhiên.
Khỉ mặt đỏ có tên khoa học là Macaca arctoides, thuộc nhóm II B, danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
Đây là loài có tên trong danh mục Sách đỏ Việt Nam và được thống kê trong Sách đỏ của IUCN 1997.
Đây là loài có tên trong danh mục Sách đỏ Việt Nam và được thống kê trong Sách đỏ của IUCN 1997.
Khi trưởng thành, mỗi cá thể khỉ mặt đỏ nặng khoảng 8 - 16 kg. Chúng có bộ lông màu vàng nhạt, xám nhạt hoặc đen. Da trên mắt và trên gò má đỏ thẫm.
Khỉ mặt đỏ có đuôi to, ngắn. Chúng có chai mông to, không có lông. Loài này thường sống theo đàn với số lượng từ 5 - 40 cá thể. Một cá thể đực thường làm con đầu đàn.
Thức ăn chủ yếu của khỉ mặt đỏ là quả, hạt, lá non, lá nõn.
Tại Việt Nam, khỉ mặt đỏ phân bố ở nhiều tỉnh, thành phố như: Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh...
Mời độc giả xem video: Con non bị bắt cóc, khỉ mẹ dùng “chiêu độc” giành lại con. Nguồn: Kienthuc.net.vn.