Trước đó, 2 cá thể gồm 1 khỉ mặt đỏ và 1 khỉ đuôi lợn đã được anh G.L.T.N. (là một YouTuber trú tại thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) phát hiện trong lúc đi rừng.Hai cá thể khỉ đều đang còn nhỏ, trong đó khỉ mặt đỏ bị thương, cụt đuôi. Vì vậy, anh N. đem về chăm sóc, nuôi dưỡng. Sau khi được cơ quan chức năng vận động, anh N. đã tự nguyện giao nộp hai con khỉ.Sau đó, Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch sinh thái cử cán bộ tiếp nhận 2 cá thể khỉ này về chăm sóc gần một tháng trước khi thả về tự nhiên.Giám đốc Ban quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum) cho biết lúc thả về rừng hai con khỉ cái đều khỏe mạnh, không mang mầm bệnh và trọng lượng mỗi cá thể đạt 2,2 kg.Khỉ mặt đỏ có tên khoa học Macaca arctoides, thuộc họ khỉ Cercopithecidae. Chúng sống ở các khu rừng thấp ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, tại Việt Nam được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền Trung.Khỉ mặt đỏ có bộ lông màu nâu sẫm, nhưng cũng có đôi khi biển đổi từ đen sang đỏ. Mặt phần lớn có màu đỏ với lông trên đỉnh đầu thường toả ra các phía xung quanh còn lông ở hai bên má toả ra phía sau.Ngoài khuôn mặt và bụng dưới có màu đỏ, loài khỉ này có đặc điểm nổi bật là chai mông to, không có lông. Các bàn chân và đuôi thì có màu giống thân.Loài này nằm trong sách đỏ IUCN, sách đỏ Việt Nam với mức độ bảo tồn nguy cấp. Thức ăn của khỉ mặt đỏ chủ yếu là quả, hạt, lá non, nõn và các loại côn trùng, chim và trứng.Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina. Tên gọi của nó xuất phát từ hình dáng chiếc đuôi giống như đuôi của loài lợn, đây là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà Khỉ Cercopithecidae.Khỉ đuôi lợn có bộ lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm, hai bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.Ở Việt Nam, khỉ đuôi lợn phân bố ở Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình... Thức ăn của chúng chủ yếu là quả và hạt.Khỉ đuôi lợn là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Trước đó, 2 cá thể gồm 1 khỉ mặt đỏ và 1 khỉ đuôi lợn đã được anh G.L.T.N. (là một YouTuber trú tại thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà) phát hiện trong lúc đi rừng.
Hai cá thể khỉ đều đang còn nhỏ, trong đó khỉ mặt đỏ bị thương, cụt đuôi. Vì vậy, anh N. đem về chăm sóc, nuôi dưỡng. Sau khi được cơ quan chức năng vận động, anh N. đã tự nguyện giao nộp hai con khỉ.
Sau đó, Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và Du lịch sinh thái cử cán bộ tiếp nhận 2 cá thể khỉ này về chăm sóc gần một tháng trước khi thả về tự nhiên.
Giám đốc Ban quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum) cho biết lúc thả về rừng hai con khỉ cái đều khỏe mạnh, không mang mầm bệnh và trọng lượng mỗi cá thể đạt 2,2 kg.
Khỉ mặt đỏ có tên khoa học Macaca arctoides, thuộc họ khỉ Cercopithecidae. Chúng sống ở các khu rừng thấp ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á, tại Việt Nam được tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh miền Trung.
Khỉ mặt đỏ có bộ lông màu nâu sẫm, nhưng cũng có đôi khi biển đổi từ đen sang đỏ. Mặt phần lớn có màu đỏ với lông trên đỉnh đầu thường toả ra các phía xung quanh còn lông ở hai bên má toả ra phía sau.
Ngoài khuôn mặt và bụng dưới có màu đỏ, loài khỉ này có đặc điểm nổi bật là chai mông to, không có lông. Các bàn chân và đuôi thì có màu giống thân.
Loài này nằm trong sách đỏ IUCN, sách đỏ Việt Nam với mức độ bảo tồn nguy cấp. Thức ăn của khỉ mặt đỏ chủ yếu là quả, hạt, lá non, nõn và các loại côn trùng, chim và trứng.
Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina. Tên gọi của nó xuất phát từ hình dáng chiếc đuôi giống như đuôi của loài lợn, đây là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà Khỉ Cercopithecidae.
Khỉ đuôi lợn có bộ lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm, hai bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.
Ở Việt Nam, khỉ đuôi lợn phân bố ở Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình... Thức ăn của chúng chủ yếu là quả và hạt.
Khỉ đuôi lợn là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.