Hai cá thể rùa sa nhân quý hiếm do 2 người dân ở xã Kỳ Thượng phát hiện và giao nộp cho Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh. Ảnh: Baohatinh.Sau đó, Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh bàn giao 2 cá thể rùa trên cho Vườn Quốc gia Vũ Quang ở tỉnh Hà Tĩnh để thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: Baohatinh.Rùa sa nhân có tên gọi khoa học là Cuora Mouhotii. Đây là một loài rùa trên cạn vô cùng quý hiếm, thuộc họ rùa đầm Emydidae và bộ rùa Testudinata. Ảnh: Baohatinh.Theo các chuyên gia, rùa sa nhân có kích thước trung bình và phân bố nhiều ở khu vực các nước như: Trung Quốc, Đông Ấn Độ, Lào và Việt Nam. Ảnh: Lê Ngọc Phước/TTXVN.Thức ăn chủ yếu của rùa sa nhân là cây khô, động vật nhỏ như giun, ốc... Ảnh: Dân Việt.Phần mai của rùa sa nhân có chiều dài khoảng 18 cm. Khi trưởng thành, trọng lượng của mỗi cá thể khoảng 1,2 kg. Ảnh: baobacgiang.Rùa sa nhân có gờ chạy dọc sống lưng chia mai rùa thành 2 bên đối xứng, phần mai ở gần đuôi có hình răng cưa. Do sống trên cạn nên chân của loài rùa này khá phát triển. Chân dài và chắc khỏe giúp chúng di chuyển thuận lợi. Ảnh: bdt.bacgiang.gov.vn.Rùa sa nhân được liệt kê trong Sách đỏ IUCN 2012 và cần được bảo vệ khẩn cấp. Ảnh: Kiểm lâm Quảng Ngãi cung cấp/Nhân dân.Thêm nữa, rùa sa nhân là một trong các loài rùa sinh sống tại Việt Nam được đưa vào danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Ảnh: baotainguyenmoitruong.Rùa Sa nhân là loài động vật quý hiếm, có giá trị khoa học và thẩm mỹ cao. Vì vậy loài này thường bị bắt và buôn bán làm cảnh nên số lượng giảm sút nhanh chóng trong tự nhiên. Ảnh: baoquangngai.Mời độc giả xem video: Đưa rùa khổng lồ trở về Galapagos. Nguồn: THĐT1.
Hai cá thể rùa sa nhân quý hiếm do 2 người dân ở xã Kỳ Thượng phát hiện và giao nộp cho Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh. Ảnh: Baohatinh.
Sau đó, Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh bàn giao 2 cá thể rùa trên cho Vườn Quốc gia Vũ Quang ở tỉnh Hà Tĩnh để thả về môi trường tự nhiên. Ảnh: Baohatinh.
Rùa sa nhân có tên gọi khoa học là Cuora Mouhotii. Đây là một loài rùa trên cạn vô cùng quý hiếm, thuộc họ rùa đầm Emydidae và bộ rùa Testudinata. Ảnh: Baohatinh.
Theo các chuyên gia, rùa sa nhân có kích thước trung bình và phân bố nhiều ở khu vực các nước như: Trung Quốc, Đông Ấn Độ, Lào và Việt Nam. Ảnh: Lê Ngọc Phước/TTXVN.
Thức ăn chủ yếu của rùa sa nhân là cây khô, động vật nhỏ như giun, ốc... Ảnh: Dân Việt.
Phần mai của rùa sa nhân có chiều dài khoảng 18 cm. Khi trưởng thành, trọng lượng của mỗi cá thể khoảng 1,2 kg. Ảnh: baobacgiang.
Rùa sa nhân có gờ chạy dọc sống lưng chia mai rùa thành 2 bên đối xứng, phần mai ở gần đuôi có hình răng cưa. Do sống trên cạn nên chân của loài rùa này khá phát triển. Chân dài và chắc khỏe giúp chúng di chuyển thuận lợi. Ảnh: bdt.bacgiang.gov.vn.
Rùa sa nhân được liệt kê trong Sách đỏ IUCN 2012 và cần được bảo vệ khẩn cấp. Ảnh: Kiểm lâm Quảng Ngãi cung cấp/Nhân dân.
Thêm nữa, rùa sa nhân là một trong các loài rùa sinh sống tại Việt Nam được đưa vào danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Ảnh: baotainguyenmoitruong.
Rùa Sa nhân là loài động vật quý hiếm, có giá trị khoa học và thẩm mỹ cao. Vì vậy loài này thường bị bắt và buôn bán làm cảnh nên số lượng giảm sút nhanh chóng trong tự nhiên. Ảnh: baoquangngai.
Mời độc giả xem video: Đưa rùa khổng lồ trở về Galapagos. Nguồn: THĐT1.