Sự biến mất của những loài ăn cỏ khổng lồ như voi ma mút khỏi vùng thảo nguyên "thảo nguyên ma mút" ở Siberia đã góp phần vào sự hình thành nên lãnh nguyên Bắc cực băng tuyết mà chúng ta thấy ngày nay.Thảo nguyên ma mút là một vùng đồng bằng phủ cỏ xanh mướt, khô ráo, kéo dài từ vùng đảo Bắc cực đến Trung Quốc và từ Tây Ban Nha đến Canada. Hệ sinh thái đồng cỏ được duy trì tốt này là nơi sinh sống của nhiều loài động vật như bò rừng, tuần lộc, voi ma mút, sói, và hổ.Hệ sinh thái thảo nguyên ma mút chỉ phụ thuộc một phần vào khí hậu. Các loài động vật ăn cỏ duy trì thảm thực vật bằng cách dẫm đạp lên những cây bụi và rêu. Chính vì vậy, kể cả khi trải qua thời kỳ lạnh giá nhất của kỷ Băng hà, hệ sinh thái này vẫn duy trì được một lượng khổng lồ các loài ăn cỏ cỡ lớn.Tuy nhiên, sau 100.000 năm tồn tại trước những thay đổi khốc liệt của khí hậu, thảo nguyên ma mút và những cư dân điển hình của nó bỗng biến mất khỏi bề mặt Trái đất. Ngày nay, phía Bắc Siberia, Alaska và Yukon (Canada) là những nơi duy nhất có những đặc điểm gần với hệ sinh thái thảo nguyên này.Giả thuyết hàng đầu hiện nay là khi khí hậu trở nên ấm hơn vào cuối kỷ Băng hà cuối cùng, tức xấp xỉ 14.500 năm trước, loài người đã tiến xa hơn về phía Bắc. Được trang bị những ngọn giáo sắc lẻm, họ sớm leo lên đỉnh của chuỗi thức ăn.Dân số loài ăn cỏ ở vùng thảo nguyên ma mút nhanh chóng sụt giảm, nhiều loài thậm chí tuyệt chủng. Điều đó đã tạo nên hiệu ứng domino mà đỉnh điểm là hình thành nên một hệ sinh thái hoàn toàn mới.Khi không còn những con thú này nữa, cỏ ở thảo nguyên ma-mut cũng mất khả năng cạnh tranh với những cây bụi mọc quanh năm, những đám rêu phát triển chậm, và những cây thông rụng lá của lãnh nguyên Bắc cực.Hàng triệu hecta đồng cỏ sinh trưởng mạnh với đất đai màu mỡ đã bị thay thế bằng thảm thực vật sinh trưởng yếu, phát triển chậm. Những loài còn sót lại, như voi ma-mut và tê giác lông rậm, không thể thích ứng với thảm thực vật mới này và không thể sống sót qua những mùa đông lạnh giá.Các nhà khoa học tin rằng khôi phục lại hệ sinh thái đồng cỏ ở Bắc cực có thể đảo ngược xu hướng này. Nhằm giải thích tầm quan trọng của việc khôi phục hệ sinh thái đồng cỏ, Giám đốc của Trạm khoa học Đông Bắc nước Nga, Sergei Zimov, đã thành lập Công viên Pleistocene ở phía Bắc Siberia.Với việc dự án đảo ngược tuyệt chủng đối với voi ma mút lông rậm đang được tiến hành, Zimov hi vọng một ngày nào đó sẽ đưa được chúng vào công viên. Hiện không có loài họ hàng gần nào, hay phần thi thể đóng băng nào còn sót lại, của các loài động vật đã tuyệt chủng khác từng sống trong khu vực này. Chính vi vậy, những động vật như hổ răng kiếm đã vĩnh viễn không còn cơ hội quay lại nữa.Sáng kiến của Zimov đã đạt được thành công to lớn, khi mà các loài động vật cho đến này đã tạo nên những tác động đáng kể đến thảm thực vật trong các khu vực rào kín của công viên Pleistocene trong suốt 20 năm tồn tại.Cỏ xanh nay là loại thực vật chủ đạo trong nhiều khu vực rào kín. Lượng carbon lắng đọng trong đất đang tăng lên, và tốc độ khôi phục dưỡng chất của đất đang được đẩy nhanh.
Sự biến mất của những loài ăn cỏ khổng lồ như voi ma mút khỏi vùng thảo nguyên "thảo nguyên ma mút" ở Siberia đã góp phần vào sự hình thành nên lãnh nguyên Bắc cực băng tuyết mà chúng ta thấy ngày nay.
Thảo nguyên ma mút là một vùng đồng bằng phủ cỏ xanh mướt, khô ráo, kéo dài từ vùng đảo Bắc cực đến Trung Quốc và từ Tây Ban Nha đến Canada. Hệ sinh thái đồng cỏ được duy trì tốt này là nơi sinh sống của nhiều loài động vật như bò rừng, tuần lộc, voi ma mút, sói, và hổ.
Hệ sinh thái thảo nguyên ma mút chỉ phụ thuộc một phần vào khí hậu. Các loài động vật ăn cỏ duy trì thảm thực vật bằng cách dẫm đạp lên những cây bụi và rêu. Chính vì vậy, kể cả khi trải qua thời kỳ lạnh giá nhất của kỷ Băng hà, hệ sinh thái này vẫn duy trì được một lượng khổng lồ các loài ăn cỏ cỡ lớn.
Tuy nhiên, sau 100.000 năm tồn tại trước những thay đổi khốc liệt của khí hậu, thảo nguyên ma mút và những cư dân điển hình của nó bỗng biến mất khỏi bề mặt Trái đất. Ngày nay, phía Bắc Siberia, Alaska và Yukon (Canada) là những nơi duy nhất có những đặc điểm gần với hệ sinh thái thảo nguyên này.
Giả thuyết hàng đầu hiện nay là khi khí hậu trở nên ấm hơn vào cuối kỷ Băng hà cuối cùng, tức xấp xỉ 14.500 năm trước, loài người đã tiến xa hơn về phía Bắc. Được trang bị những ngọn giáo sắc lẻm, họ sớm leo lên đỉnh của chuỗi thức ăn.
Dân số loài ăn cỏ ở vùng thảo nguyên ma mút nhanh chóng sụt giảm, nhiều loài thậm chí tuyệt chủng. Điều đó đã tạo nên hiệu ứng domino mà đỉnh điểm là hình thành nên một hệ sinh thái hoàn toàn mới.
Khi không còn những con thú này nữa, cỏ ở thảo nguyên ma-mut cũng mất khả năng cạnh tranh với những cây bụi mọc quanh năm, những đám rêu phát triển chậm, và những cây thông rụng lá của lãnh nguyên Bắc cực.
Hàng triệu hecta đồng cỏ sinh trưởng mạnh với đất đai màu mỡ đã bị thay thế bằng thảm thực vật sinh trưởng yếu, phát triển chậm. Những loài còn sót lại, như voi ma-mut và tê giác lông rậm, không thể thích ứng với thảm thực vật mới này và không thể sống sót qua những mùa đông lạnh giá.
Các nhà khoa học tin rằng khôi phục lại hệ sinh thái đồng cỏ ở Bắc cực có thể đảo ngược xu hướng này. Nhằm giải thích tầm quan trọng của việc khôi phục hệ sinh thái đồng cỏ, Giám đốc của Trạm khoa học Đông Bắc nước Nga, Sergei Zimov, đã thành lập Công viên Pleistocene ở phía Bắc Siberia.
Với việc dự án đảo ngược tuyệt chủng đối với voi ma mút lông rậm đang được tiến hành, Zimov hi vọng một ngày nào đó sẽ đưa được chúng vào công viên. Hiện không có loài họ hàng gần nào, hay phần thi thể đóng băng nào còn sót lại, của các loài động vật đã tuyệt chủng khác từng sống trong khu vực này. Chính vi vậy, những động vật như hổ răng kiếm đã vĩnh viễn không còn cơ hội quay lại nữa.
Sáng kiến của Zimov đã đạt được thành công to lớn, khi mà các loài động vật cho đến này đã tạo nên những tác động đáng kể đến thảm thực vật trong các khu vực rào kín của công viên Pleistocene trong suốt 20 năm tồn tại.
Cỏ xanh nay là loại thực vật chủ đạo trong nhiều khu vực rào kín. Lượng carbon lắng đọng trong đất đang tăng lên, và tốc độ khôi phục dưỡng chất của đất đang được đẩy nhanh.