Chàng thanh niên trong một lần ra biển dạo chơi vô tình phát hiện ra 1 cục đá trắng đang nằm trên bãi cát. Vì thấy hình dáng quá độc đáo nên anh quyết định mang về nhà.Sau khi rửa sạch cát bám trên hòn đá, chàng trai nhận thấy bề mặt của nó có rất nhiều đường vân rõ ràng. Nhìn qua cũng biết cục đá trắng này không giống với những viên đá thông thường khác.Anh đã mang cục đá đi khắp trong làng và hỏi thăm hàng xóm láng giềng nhưng mọi người đều nói họ chưa từng thấy thứ tương tự như vậy trước đây. Vì thế, chàng trai quyết định đem cục đá tới chợ đồ cổ trên thành phố để tìm 1 chuyên gia nhờ thẩm định.Chuyên gia sau khi xem xét một hồi đã thông báo rằng, viên đá trắng chàng trai nhặt được quả thực là một kho báu. Giá trị ước tính của nó ít nhất là 100.000 NDT (hơn 350 triệu VND).Theo chuyên gia, cục đá này là vỏ của 1 loài sinh vật biển có tên gọi là Tridacna, hay còn là trai tai tượng. Trai tai tượng là loài trai lớn nhất trong ngành thân mềm. Loài trai tai tượng này có chiều dài vỏ lên 30 cm. Chúng sống ở vùng nước cạn trên rạn san hô.Trai tai tượng khổng lồ là một loài trai có vỏ cứng, dày và có từ 4-7 nếp gấp dọc trên vỏ. Vỏ của trai tai tượng khổng lồ cũng là nơi trú ẩn của nhiều loài cá nhỏ sống trong rạn san hô.Bên trong lớp vỏ là lớp màng áo gồm nhiều màu. Trong đó có thể có màu nâu đồng, vàng hoặc xanh lá cây. Không bao giờ có hai chú trai tai tượng có cùng một kiểu màu sắc trên màng áo.Những chấm nhỏ trên màng áo có vai trò như những chiếc “cửa sổ” để ánh sáng mặt trời lọt vào. Lớp màng áo của trai tai tượng nối với hai ống dẫn ra môi trường bên ngoài: một ống hút nước vào trong và hấp thụ phù du trôi nổi, ống còn lại đưa nước đã lọc ra bên ngoài.Mỗi ngày trai tai tượng có thể lọc đến cả trăm lít nước. Khả năng lọc nước tự nhiên này khiến cho trai tai tượng hấp thụ các chất độc hại trong nước biển như ammoniac, nitrat,… giúp duy trì sự cân bằng hệ sinh thái nơi chúng sinh sống.Nếu được sinh trưởng trong môi trường thuận lợi, chúng có thể đạt kích cỡ tới 1,5m và nặng 300 kg. Với kích cỡ khổng lồ như vậy nên chúng có thể cho ra những viên ngọc lên tới hàng chục kg tuy nhiên loài trai tai tượng rất hiếm tạo được ngọc.Ngoài ra, trai tai tượng còn có vỏ dầy nên người ta thường lấy vỏ của chúng để tạo hình tác phẩm điêu khắc, thậm chí có thể mài tròn rồi nhuộm giả thành ngọc ốc. Vỏ của chúng sau khi được chạm khắc có thể được bán với giá cao ở Trung Quốc.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Chàng thanh niên trong một lần ra biển dạo chơi vô tình phát hiện ra 1 cục đá trắng đang nằm trên bãi cát. Vì thấy hình dáng quá độc đáo nên anh quyết định mang về nhà.
Sau khi rửa sạch cát bám trên hòn đá, chàng trai nhận thấy bề mặt của nó có rất nhiều đường vân rõ ràng. Nhìn qua cũng biết cục đá trắng này không giống với những viên đá thông thường khác.
Anh đã mang cục đá đi khắp trong làng và hỏi thăm hàng xóm láng giềng nhưng mọi người đều nói họ chưa từng thấy thứ tương tự như vậy trước đây. Vì thế, chàng trai quyết định đem cục đá tới chợ đồ cổ trên thành phố để tìm 1 chuyên gia nhờ thẩm định.
Chuyên gia sau khi xem xét một hồi đã thông báo rằng, viên đá trắng chàng trai nhặt được quả thực là một kho báu. Giá trị ước tính của nó ít nhất là 100.000 NDT (hơn 350 triệu VND).
Theo chuyên gia, cục đá này là vỏ của 1 loài sinh vật biển có tên gọi là Tridacna, hay còn là trai tai tượng. Trai tai tượng là loài trai lớn nhất trong ngành thân mềm. Loài trai tai tượng này có chiều dài vỏ lên 30 cm. Chúng sống ở vùng nước cạn trên rạn san hô.
Trai tai tượng khổng lồ là một loài trai có vỏ cứng, dày và có từ 4-7 nếp gấp dọc trên vỏ. Vỏ của trai tai tượng khổng lồ cũng là nơi trú ẩn của nhiều loài cá nhỏ sống trong rạn san hô.
Bên trong lớp vỏ là lớp màng áo gồm nhiều màu. Trong đó có thể có màu nâu đồng, vàng hoặc xanh lá cây. Không bao giờ có hai chú trai tai tượng có cùng một kiểu màu sắc trên màng áo.
Những chấm nhỏ trên màng áo có vai trò như những chiếc “cửa sổ” để ánh sáng mặt trời lọt vào. Lớp màng áo của trai tai tượng nối với hai ống dẫn ra môi trường bên ngoài: một ống hút nước vào trong và hấp thụ phù du trôi nổi, ống còn lại đưa nước đã lọc ra bên ngoài.
Mỗi ngày trai tai tượng có thể lọc đến cả trăm lít nước. Khả năng lọc nước tự nhiên này khiến cho trai tai tượng hấp thụ các chất độc hại trong nước biển như ammoniac, nitrat,… giúp duy trì sự cân bằng hệ sinh thái nơi chúng sinh sống.
Nếu được sinh trưởng trong môi trường thuận lợi, chúng có thể đạt kích cỡ tới 1,5m và nặng 300 kg. Với kích cỡ khổng lồ như vậy nên chúng có thể cho ra những viên ngọc lên tới hàng chục kg tuy nhiên loài trai tai tượng rất hiếm tạo được ngọc.
Ngoài ra, trai tai tượng còn có vỏ dầy nên người ta thường lấy vỏ của chúng để tạo hình tác phẩm điêu khắc, thậm chí có thể mài tròn rồi nhuộm giả thành ngọc ốc. Vỏ của chúng sau khi được chạm khắc có thể được bán với giá cao ở Trung Quốc.