Nhân sâm là một trong những loại dược liệu quý giá đã được sử dụng trong nền y học cổ truyền của các quốc gia Châu Á từ nhiều thế kỷ trước. Hiện nay, trên thế giới có hai loại phổ biến nhất là nhân sâm Hoa Kỳ (danh pháp khoa học Panax quinquefolius) và nhân sâm Châu Á (danh pháp khoa học Panax ginseng).Trong số các loại dược liệu của Trung Quốc, nhân sâm được người châu Âu đặc biệt quan tâm khi được xếp vào hàng dược liệu hạng nhất và được dùng làm bài thuốc chính từ hàng ngàn năm nay ở Đông Á để bồi bổ ngũ tạng, ổn định tinh thần, sáng mắt, điều hoà nhịp tim; sử dụng lâu dài có tác dụng làm cơ thể nhẹ nhàng, kéo dài tuổi thọ.Hiệu quả của nhân sâm đã được mô tả trong "Bản Thảo Cương Mục" xuất bản ở Trung Quốc vào cuối thế kỷ 16, và các nhà truyền giáo đã dịch các thông tin liên quan sang tiếng Latinh, Pháp, Đức, Anh, Nga và Tây Ban Nha.Álvaro Semedo, một nhà truyền giáo Dòng Tên đến từ Bồ Đào Nha, là tác giả quyển sách đầu tiên đề cập đến nhân sâm ở châu Âu. Năm 1643, Álvaro Semedo đã viết trong cuốn sách "The History of that Great and Renowned Monarchy of China" (Tạm dịch: "Lịch sử chế độ quân chủ Trung Quốc vĩ đại và nổi tiếng").Trong quyển sách này, Álvaro Semedo viết rằng "Nhân sâm được người Trung Quốc coi là thuốc bổ tốt nhất, mọc ở vùng Liêu Đông và Triều Tiên."Nhân sâm được phân phối như một mặt hàng quý ở phương Tây. Các quý tộc Anh thậm chí đã mua vị thảo dược quý giá từ phương Đông với mức giá đắt đỏ để làm quà tặng. Nhân sâm cũng được dâng tặng cho vua Louis XIV -"Vua mặt trời" của nước Pháp, và được vị vua này đặc biệt coi trọng.Thứ "rễ cây" được người phương Tây ca ngợi và thèm khát như vậy lại xuất hiện khá nhiều ở Châu Á. Môi trường sống của nhân sâm hoang dã thường là những khu rừng trên núi có độ cao so với mực nước biển từ 1.000 – 2.000 mét. Phổ biến là nhân sâm Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiên,...Thời cổ đại, nhân sâm đã được xem là loại thuốc đại bổ nguyên khí, an thần, ích trí, tăng cường thể lực cho người bệnh và kéo dài tuổi thọ cho con người. Không chỉ có thế mà trong sử sách Trung y còn cho thấy, người xưa đã phát hiện nhiều tác dụng của nhân sâm từ rất sớm.Nhân sâm có vị ngọt, hậu đắng, hơi hàn, công dụng chính là an thần, bồi bổ ngũ tạng, giải khí hư, giúp sáng mắt, bổ não… Vào những năm 1960, các nhà khoa học đã tìm ra một chất đặc biệt trong củ nhân sâm tên Ginsenoside.Ginsenoside có hoạt tính mạnh mẽ trong tác dụng nâng sao sức miễn dịch cho cơ thể người. Bên cạnh đó, nó giúp tăng trí nhớ, chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, chống lão hóa cho tế bào...Nhân sâm được xếp vào loại thực vật có thời gian phát triển lâu dài. Thân cây khá thấp, rơi vào khoảng 15cm đến 30cm, phần củ rễ nhiều thịt và mọng nước.Một điều khá thú vị khi nhắc đến nhân sâm là người ta có thể dựa vào thời gian trồng để phân loại, gồm có: Nhân sâm tươi ( dưới 4 năm tuổi), bạch sâm (4 đến 6 năm tuổi) và hồng sâm (trên 6 năm tuổi).
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.
Nhân sâm là một trong những loại dược liệu quý giá đã được sử dụng trong nền y học cổ truyền của các quốc gia Châu Á từ nhiều thế kỷ trước. Hiện nay, trên thế giới có hai loại phổ biến nhất là nhân sâm Hoa Kỳ (danh pháp khoa học Panax quinquefolius) và nhân sâm Châu Á (danh pháp khoa học Panax ginseng).
Trong số các loại dược liệu của Trung Quốc, nhân sâm được người châu Âu đặc biệt quan tâm khi được xếp vào hàng dược liệu hạng nhất và được dùng làm bài thuốc chính từ hàng ngàn năm nay ở Đông Á để bồi bổ ngũ tạng, ổn định tinh thần, sáng mắt, điều hoà nhịp tim; sử dụng lâu dài có tác dụng làm cơ thể nhẹ nhàng, kéo dài tuổi thọ.
Hiệu quả của nhân sâm đã được mô tả trong "Bản Thảo Cương Mục" xuất bản ở Trung Quốc vào cuối thế kỷ 16, và các nhà truyền giáo đã dịch các thông tin liên quan sang tiếng Latinh, Pháp, Đức, Anh, Nga và Tây Ban Nha.
Álvaro Semedo, một nhà truyền giáo Dòng Tên đến từ Bồ Đào Nha, là tác giả quyển sách đầu tiên đề cập đến nhân sâm ở châu Âu. Năm 1643, Álvaro Semedo đã viết trong cuốn sách "The History of that Great and Renowned Monarchy of China" (Tạm dịch: "Lịch sử chế độ quân chủ Trung Quốc vĩ đại và nổi tiếng").
Trong quyển sách này, Álvaro Semedo viết rằng "Nhân sâm được người Trung Quốc coi là thuốc bổ tốt nhất, mọc ở vùng Liêu Đông và Triều Tiên."
Nhân sâm được phân phối như một mặt hàng quý ở phương Tây. Các quý tộc Anh thậm chí đã mua vị thảo dược quý giá từ phương Đông với mức giá đắt đỏ để làm quà tặng. Nhân sâm cũng được dâng tặng cho vua Louis XIV -"Vua mặt trời" của nước Pháp, và được vị vua này đặc biệt coi trọng.
Thứ "rễ cây" được người phương Tây ca ngợi và thèm khát như vậy lại xuất hiện khá nhiều ở Châu Á. Môi trường sống của nhân sâm hoang dã thường là những khu rừng trên núi có độ cao so với mực nước biển từ 1.000 – 2.000 mét. Phổ biến là nhân sâm Hàn Quốc, Trung Quốc, Triều Tiên,...
Thời cổ đại, nhân sâm đã được xem là loại thuốc đại bổ nguyên khí, an thần, ích trí, tăng cường thể lực cho người bệnh và kéo dài tuổi thọ cho con người. Không chỉ có thế mà trong sử sách Trung y còn cho thấy, người xưa đã phát hiện nhiều tác dụng của nhân sâm từ rất sớm.
Nhân sâm có vị ngọt, hậu đắng, hơi hàn, công dụng chính là an thần, bồi bổ ngũ tạng, giải khí hư, giúp sáng mắt, bổ não… Vào những năm 1960, các nhà khoa học đã tìm ra một chất đặc biệt trong củ nhân sâm tên Ginsenoside.
Ginsenoside có hoạt tính mạnh mẽ trong tác dụng nâng sao sức miễn dịch cho cơ thể người. Bên cạnh đó, nó giúp tăng trí nhớ, chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, chống lão hóa cho tế bào...
Nhân sâm được xếp vào loại thực vật có thời gian phát triển lâu dài. Thân cây khá thấp, rơi vào khoảng 15cm đến 30cm, phần củ rễ nhiều thịt và mọng nước.