Số ca nhiễm COVID-19 ở một số điểm nóng châu Á như Indonesia, Nhật và Ấn Độ gần đây giảm thẳng đứng. Nguyên nhân có thể là do miễn dịch cộng đồng.Vào ngày 7/11, lần đầu tiên trong 15 tháng, Nhật Bản không ghi nhận ca COVID-19 tử vong nào. Đến ngày 22/11, nước này ghi nhận 50 ca nhiễm COVID-19 mới. Đây là mức thấp nhất trong năm 2021 và là lần đầu tiên kể từ tháng 6/2021.Thêm nữa, những yếu tố như thành tựu tiêm chủng, đeo khẩu trang và giãn cách đã giúp số ca nhiễm COVID-19 mới ở Nhật Bản giảm thẳng đứng.Tương tự như Nhật Bản, số ca nhiễm ở Indonesia gần đây cũng giảm thẳng đứng. Vào ngày 23/11, nước này ghi nhận 394 ca nhiễm COVID-19 và 9 trường hợp tử vong.Theo thống kê sơ bộ, trong tháng 11, mỗi ngày Nhật Bản có trung bình khoảng 360 ca mắc COVID-19 mới. Con số này thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn đỉnh điểm, khi Indonesia báo cáo gần 57.000 ca vào ngày 15/7.Bộ Y tế Indonesia cho biết đã tiêm ít nhất một liều vắc xin cho hơn 135,4 triệu người, chiếm khoảng 50% dân số và hơn 90 triệu người tiêm đủ 2 mũi vắc xin.Trước số ca nhiễm COVID-19 giảm mạnh ở Indonesia, nhà dịch tễ học Citra Indriani tại Đại học Gadjah Mada (UGM) đưa ra một giả thuyết rằng, đa số người dân Indonesia từng nhiễm biến chủng Delta nên giúp tạo miễn dịch cộng đồng một cách tự nhiên.Dù vậy, chuyên gia Mada cảnh báo ngay cả khi đa số người dân đã có kháng thể tự nhiên, Indonesia vẫn có thể đối mặt với làn sóng COVID-19 mới.Khi xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn hiện nay thì rất có thể số ca nhiễm COVID-19 sẽ tăng trở lại. Vì vậy, ông kêu gọi giới chức trách và người dân không nên lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch.Ấn Độ từng là điểm nóng ở châu Á vào tháng 4 - 5 khi số ca nhiễm COVID-19 ở mức cao. Tuy nhiên, đến ngày 23/11, nước này ghi nhận 7.579 ca nhiễm mới. Đây là mức thấp nhất trong hơn 1 năm qua.Theo một số chuyên gia, chiến dịch tiêm chủng là một trong những yếu tố giúp giảm số ca nhiễm COVID-19 ở Ấn Độ. Hiện 81% trong 944 triệu người trưởng thành ở nước này đã tiêm ít nhất một liều vắc xin và 43% đã tiêm đủ 2 liều.Mời độc giả xem video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan Covid-19. Nguồn: THDT.
Số ca nhiễm COVID-19 ở một số điểm nóng châu Á như Indonesia, Nhật và Ấn Độ gần đây giảm thẳng đứng. Nguyên nhân có thể là do miễn dịch cộng đồng.
Vào ngày 7/11, lần đầu tiên trong 15 tháng, Nhật Bản không ghi nhận ca COVID-19 tử vong nào. Đến ngày 22/11, nước này ghi nhận 50 ca nhiễm COVID-19 mới. Đây là mức thấp nhất trong năm 2021 và là lần đầu tiên kể từ tháng 6/2021.
Thêm nữa, những yếu tố như thành tựu tiêm chủng, đeo khẩu trang và giãn cách đã giúp số ca nhiễm COVID-19 mới ở Nhật Bản giảm thẳng đứng.
Tương tự như Nhật Bản, số ca nhiễm ở Indonesia gần đây cũng giảm thẳng đứng. Vào ngày 23/11, nước này ghi nhận 394 ca nhiễm COVID-19 và 9 trường hợp tử vong.
Theo thống kê sơ bộ, trong tháng 11, mỗi ngày Nhật Bản có trung bình khoảng 360 ca mắc COVID-19 mới. Con số này thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn đỉnh điểm, khi Indonesia báo cáo gần 57.000 ca vào ngày 15/7.
Bộ Y tế Indonesia cho biết đã tiêm ít nhất một liều vắc xin cho hơn 135,4 triệu người, chiếm khoảng 50% dân số và hơn 90 triệu người tiêm đủ 2 mũi vắc xin.
Trước số ca nhiễm COVID-19 giảm mạnh ở Indonesia, nhà dịch tễ học Citra Indriani tại Đại học Gadjah Mada (UGM) đưa ra một giả thuyết rằng, đa số người dân Indonesia từng nhiễm biến chủng Delta nên giúp tạo miễn dịch cộng đồng một cách tự nhiên.
Dù vậy, chuyên gia Mada cảnh báo ngay cả khi đa số người dân đã có kháng thể tự nhiên, Indonesia vẫn có thể đối mặt với làn sóng COVID-19 mới.
Khi xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn hiện nay thì rất có thể số ca nhiễm COVID-19 sẽ tăng trở lại. Vì vậy, ông kêu gọi giới chức trách và người dân không nên lơ là, chủ quan trong công tác phòng, chống dịch.
Ấn Độ từng là điểm nóng ở châu Á vào tháng 4 - 5 khi số ca nhiễm COVID-19 ở mức cao. Tuy nhiên, đến ngày 23/11, nước này ghi nhận 7.579 ca nhiễm mới. Đây là mức thấp nhất trong hơn 1 năm qua.
Theo một số chuyên gia, chiến dịch tiêm chủng là một trong những yếu tố giúp giảm số ca nhiễm COVID-19 ở Ấn Độ. Hiện 81% trong 944 triệu người trưởng thành ở nước này đã tiêm ít nhất một liều vắc xin và 43% đã tiêm đủ 2 liều.
Mời độc giả xem video: Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan Covid-19. Nguồn: THDT.