Công ty Colossal Biosciences có trụ sở tại thành phố Dallas, Texas, Mỹ. "Hồi sinh" loài voi ma mút đã tuyệt chủng là dự án quan trọng của công ty này. Gần đây, CIA thông báo sẽ hỗ trợ kinh phí do dự án trên.Ngoài CIA, các cá nhân, đơn vị, tổ chức khác bao gồm Peter Thiel, Tony Robbins, Paris Hilton và Winklevoss Capital cũng đầu tư vào công ty Colossal Biosciences.Công ty Colossal Biosciences cho biết họ có kế hoạch đưa loài voi ma mút, thậm chí cả hổ Tasmania trở lại thế giới bằng cách sử dụng hệ thống chỉnh sửa gene CRISPR (Clustered Regular Interspaced Short Palindromic Repeats).Công nghệ CRISPR hoạt động bằng cách tách và lai tạo các gene cơ bản. Trên website của mình, Colossal Biosciences thông tin các chuyên gia của công ty sẽ dùng CRISPR để ghép ADN của voi châu Á với ADN của voi ma mút.Nguyên do là bởi voi châu Á là họ hàng gần nhất của voi ma mút, có cấu trúc ADN giống nhau đến 99,6%.Việc lai ghép giữa 2 loài voi này sẽ tạo ra một phôi lai. Sau đó, phôi lai sẽ được cấy vào tử cung của một con voi châu Phi khỏe mạnh.Thêm nữa, Colossal Biosciences cho hay nỗ lực tái sinh loài voi ma mút đã tuyệt chủng có tiềm năng tạo ra một mô hình hoạt động để khôi phục các hệ sinh thái bị tổn hại hoặc các loài đã biến mất khỏi Trái đất từ lâu. Từ đó, các nhà khoa học hy vọng có thể giúp làm chậm, thậm chí ngăn chặn các tác động của biến đổi khí hậu đối với các loài động thực vật.Voi ma mút là giống voi khổng lồ, sống ở phần lớn Bắc Cực và cùng tồn tại với những con người sơ khai từ khoảng 5 triệu năm trước. Loài voi này tuyệt chủng vào khoảng 4.000 năm trước.Loài voi này tuyệt chủng cùng thời điểm các sông băng Kỷ băng hà biến mất và việc xây dựng các kim tự tháp lớn của Ai Cập.Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã tìm cách khôi phục các mảnh ngà, xương, răng và lông của voi ma mút để giải trình tự ADN của voi ma mút.Mời độc giả xem video: Phát hiện bộ xương khá hoàn chỉnh của voi ma mút lông xoăn tại Michigan. Nguồn: Truyền hình VOV.
Công ty Colossal Biosciences có trụ sở tại thành phố Dallas, Texas, Mỹ. "Hồi sinh" loài voi ma mút đã tuyệt chủng là dự án quan trọng của công ty này. Gần đây, CIA thông báo sẽ hỗ trợ kinh phí do dự án trên.
Ngoài CIA, các cá nhân, đơn vị, tổ chức khác bao gồm Peter Thiel, Tony Robbins, Paris Hilton và Winklevoss Capital cũng đầu tư vào công ty Colossal Biosciences.
Công ty Colossal Biosciences cho biết họ có kế hoạch đưa loài voi ma mút, thậm chí cả hổ Tasmania trở lại thế giới bằng cách sử dụng hệ thống chỉnh sửa gene CRISPR (Clustered Regular Interspaced Short Palindromic Repeats).
Công nghệ CRISPR hoạt động bằng cách tách và lai tạo các gene cơ bản. Trên website của mình, Colossal Biosciences thông tin các chuyên gia của công ty sẽ dùng CRISPR để ghép ADN của voi châu Á với ADN của voi ma mút.
Nguyên do là bởi voi châu Á là họ hàng gần nhất của voi ma mút, có cấu trúc ADN giống nhau đến 99,6%.
Việc lai ghép giữa 2 loài voi này sẽ tạo ra một phôi lai. Sau đó, phôi lai sẽ được cấy vào tử cung của một con voi châu Phi khỏe mạnh.
Thêm nữa, Colossal Biosciences cho hay nỗ lực tái sinh loài voi ma mút đã tuyệt chủng có tiềm năng tạo ra một mô hình hoạt động để khôi phục các hệ sinh thái bị tổn hại hoặc các loài đã biến mất khỏi Trái đất từ lâu. Từ đó, các nhà khoa học hy vọng có thể giúp làm chậm, thậm chí ngăn chặn các tác động của biến đổi khí hậu đối với các loài động thực vật.
Voi ma mút là giống voi khổng lồ, sống ở phần lớn Bắc Cực và cùng tồn tại với những con người sơ khai từ khoảng 5 triệu năm trước. Loài voi này tuyệt chủng vào khoảng 4.000 năm trước.
Loài voi này tuyệt chủng cùng thời điểm các sông băng Kỷ băng hà biến mất và việc xây dựng các kim tự tháp lớn của Ai Cập.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã tìm cách khôi phục các mảnh ngà, xương, răng và lông của voi ma mút để giải trình tự ADN của voi ma mút.
Mời độc giả xem video: Phát hiện bộ xương khá hoàn chỉnh của voi ma mút lông xoăn tại Michigan. Nguồn: Truyền hình VOV.