New Horizons là phi thuyền thăm dò không gian tự động được cơ quan hàng không vũ trụ NASA phóng lên vũ trụ vào năm 2006. Đây cũng là phi thuyền đầu tiên của nhân loại thám hiểm Diêm Vương Tinh, và cũng là phi thuyền đầu tiên thăm dò về những thiên thể ngoài Sao Hải Vương.Ngược hẳn với thế giới tăm tối mà giới khoa học từng tin chắc New Horizon sẽ đối diện, các thiết bị cực kỳ tinh nhạy của tàu vũ trụ NASA đã đối diện với một thế giới được thắp sáng "dư thừa" bởi một thứ gì đó vô cùng bí ẩn và kỳ dị.Cụ thể, thiết bị chụp ảnh trinh sát tầm xa LORRI của New Horizon đã ghi nhận được ánh sáng rất mờ nhạt, như từ hư không của không gian giữa các vì sao.Theo Science Alert, một ít ánh sáng ở khu vực này - vốn gọi là "phông nền quang học vũ trụ", là sự phát quang mờ nhạt của các vật thể sáng bên ngoài hệ Mặt Trời - đã được dự báo trước. Nhưng điều kỳ lạ là New Horizon ghi nhận được gấp đôi lượng sáng đáng lẽ tồn tại ở đó.Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Physical Review Letters chỉ ra lượng ánh sáng dư thừa đó rất có thể đến từ một trong những thứ ma quái nhất vũ trụ: Vật chất tối.Trong vật lý thiên văn, thuật ngữ vật chất tối chỉ đến một loại vật chất giả thuyết trong vũ trụ, có thành phần chưa hiểu được.Vật chất tối không phát ra hay phản chiếu đủ bức xạ điện từ để có thể quan sát được bằng kính thiên văn hay các thiết bị đo đạc hiện nay, nhưng có thể nhận ra nó vì những ảnh hưởng hấp dẫn của nó đối với chất rắn và các vật thể khác cũng như với toàn thể vũ trụ.Dựa trên hiểu biết hiện nay về những cấu trúc lớn hơn thiên hà, cũng như các lý thuyết được chấp nhận rộng rãi về Vụ Nổ Lớn, các nhà khoa học nghĩ rằng vật chất tối là thành phần cơ bản chiếm tới 70% vật chất (vật chất tối + vật chất thường) trong vũ trụ.Thành phần của vật chất tối chưa hiểu được, nhưng có thể bao gồm những hạt sơ cấp mới nghĩ đến, như là WIMP, axion, và neutrino thường và nặng; các thiên thể như là sao lùn trắng và hành tinh (được gọi chung là MACHO, massive compact halo object); và đám khí không phát ra ánh sáng.Tuy nhiên nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn José Lus Bernal của Đại học John Hopkins (Mỹ) chỉ ra rằng tương tác giữa vật chất tối lại có thể tạo ra ánh sáng hữu hình, chính là lượng sáng dư thừa mà New Horizon đã nhìn thấy.Họ đã lập các mô hình toán học và xác định rằng một loại vật chất tối giả thuyết là axion có thể chịu trách nhiệm cho hiện tượng này.Tương tác này cũng tạo ra năng lượng cực kỳ nhẹ và khó phát hiện, nhưng các nhà khoa học hy vọng khi đã tìm ra hướng đi, họ có thể hướng thiết bị cực tím cực nhạy của New Horizon vào đúng trọng tâm và xác thực giả thuyết này bằng những tín hiệu cụ thể hơn.>>>Xem thêm video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất (Nguồn: VTV24)
New Horizons là phi thuyền thăm dò không gian tự động được cơ quan hàng không vũ trụ NASA phóng lên vũ trụ vào năm 2006. Đây cũng là phi thuyền đầu tiên của nhân loại thám hiểm Diêm Vương Tinh, và cũng là phi thuyền đầu tiên thăm dò về những thiên thể ngoài Sao Hải Vương.
Ngược hẳn với thế giới tăm tối mà giới khoa học từng tin chắc New Horizon sẽ đối diện, các thiết bị cực kỳ tinh nhạy của tàu vũ trụ NASA đã đối diện với một thế giới được thắp sáng "dư thừa" bởi một thứ gì đó vô cùng bí ẩn và kỳ dị.
Cụ thể, thiết bị chụp ảnh trinh sát tầm xa LORRI của New Horizon đã ghi nhận được ánh sáng rất mờ nhạt, như từ hư không của không gian giữa các vì sao.
Theo Science Alert, một ít ánh sáng ở khu vực này - vốn gọi là "phông nền quang học vũ trụ", là sự phát quang mờ nhạt của các vật thể sáng bên ngoài hệ Mặt Trời - đã được dự báo trước. Nhưng điều kỳ lạ là New Horizon ghi nhận được gấp đôi lượng sáng đáng lẽ tồn tại ở đó.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Physical Review Letters chỉ ra lượng ánh sáng dư thừa đó rất có thể đến từ một trong những thứ ma quái nhất vũ trụ: Vật chất tối.
Trong vật lý thiên văn, thuật ngữ vật chất tối chỉ đến một loại vật chất giả thuyết trong vũ trụ, có thành phần chưa hiểu được.
Vật chất tối không phát ra hay phản chiếu đủ bức xạ điện từ để có thể quan sát được bằng kính thiên văn hay các thiết bị đo đạc hiện nay, nhưng có thể nhận ra nó vì những ảnh hưởng hấp dẫn của nó đối với chất rắn và các vật thể khác cũng như với toàn thể vũ trụ.
Dựa trên hiểu biết hiện nay về những cấu trúc lớn hơn thiên hà, cũng như các lý thuyết được chấp nhận rộng rãi về Vụ Nổ Lớn, các nhà khoa học nghĩ rằng vật chất tối là thành phần cơ bản chiếm tới 70% vật chất (vật chất tối + vật chất thường) trong vũ trụ.
Thành phần của vật chất tối chưa hiểu được, nhưng có thể bao gồm những hạt sơ cấp mới nghĩ đến, như là WIMP, axion, và neutrino thường và nặng; các thiên thể như là sao lùn trắng và hành tinh (được gọi chung là MACHO, massive compact halo object); và đám khí không phát ra ánh sáng.
Tuy nhiên nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn José Lus Bernal của Đại học John Hopkins (Mỹ) chỉ ra rằng tương tác giữa vật chất tối lại có thể tạo ra ánh sáng hữu hình, chính là lượng sáng dư thừa mà New Horizon đã nhìn thấy.
Họ đã lập các mô hình toán học và xác định rằng một loại vật chất tối giả thuyết là axion có thể chịu trách nhiệm cho hiện tượng này.
Tương tác này cũng tạo ra năng lượng cực kỳ nhẹ và khó phát hiện, nhưng các nhà khoa học hy vọng khi đã tìm ra hướng đi, họ có thể hướng thiết bị cực tím cực nhạy của New Horizon vào đúng trọng tâm và xác thực giả thuyết này bằng những tín hiệu cụ thể hơn.
>>>Xem thêm video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất (Nguồn: VTV24)