Theo trình tự các niên đại địa chất, kỷ Ordovic tiếp nối kỷ Cambri - giai đoạn nổi tiếng với sự kiện bùng nổ sự sống, sự kiện gần như phủ kín Trái Đất với một loạt tổ tiên của các ngành sinh vật hiện đại ta đang biết.Các nhóm động vật có xương sống, động vật thân mềm, động vật chân đốt và nhiều dạng sinh vật sống khác sinh sôi thịnh vượng tại kỷ Ordovic, cho tới khi sự sống chịu một đòn đau từ một yếu tố bí ẩn.Sự kiện bùng nổ sinh học Ordovic 467 triệu năm trước là sự gia tăng đa dạng sinh học lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử Trái Đất.Hồ sơ địa chất và hóa thạch tiết lộ nó có vẻ liên quan mật thiết đến một thời kỳ lạnh đi của Trái Đất, một kỷ băng hà mà nguyên nhân đến từ ngoài hành tinh.Cụ thể, đó là một vụ va chạm giữa tiểu hành tinh khổng lồ, giải phóng một lượng lớn bụi không gian bao vây Trái Đất, chặn bớt ánh nắng mặt trời và khiến thời tiết lạnh đi.Nghiên cứu từ năm 2019 cho rằng đó là 2 tiểu hành tinh lớn thuộc về vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, vụ va chạm lớn đến nỗi bụi đã di chuyển rất xa trong hệ Mặt Trời.Nghiên cứu mới do nhà địa chất Jan Audun Ramussen từ Bảo tàng Mors (Đan Mạch) và nhà địa chất - cổ sinh vật học Nicolas Thibault từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch) dẫn đầu đã củng cố thêm luận điểm này.Họ phát hiện ra rằng vụ va chạm tiểu hành tinh có thật và đã làm bắn thiên thạch xuống địa cầu một thời gian, nhưng nó lại không phải thứ kích thích sự kiện bùng nổ sinh học.Kết quả phân tích kỹ lưỡng các hóa thạch từ đáy biển trầm tích tại Steinsodden (Na Uy), được bảo quản trong các lớp đá vôi, họ xác định tình trạng lạnh đi của Trái Đất và vụ bùng nổ sinh học đã bắt nguồn hàng trăm ngàn năm trước vụ va chạm tiểu hành tinh.Thời điểm bắt đầu kỷ băng hà là 469,2 triệu năm trước và khí hậu tiếp tục lạnh thêm trong 200.000 năm sau, khiến băng bắt đầu hình thành ở Nam Cực (châu lục này từng là châu lục xanh trong quá khứ).Nhóm nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân dẫn đến kỷ băng hà này là sự thay đổi của quỹ đạo Trái Đất - hình elip trở nên thuôn dài hơn một tí - kết hợp với sự thay đổi độ nghiêng trục, một điều rất hay xảy ra.Nhưng điều đó cũng không có nghĩa bụi ngoài hành tinh không ảnh hưởng đến Trái Đất. Tiến sĩ Rasmussen khẳng định bụi từ vụ va chạm cổ đại không những không kích hoạt bùng nổ sinh học mà còn trở thành phanh hãm cho sự tiến hóa của các loài. Vì vậy thứ gì đã sinh ra loạt sinh vật cổ quái thời kỳ Ordovic vẫn là một câu đố cần nghiên cứu thêm.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT.
Theo trình tự các niên đại địa chất, kỷ Ordovic tiếp nối kỷ Cambri - giai đoạn nổi tiếng với sự kiện bùng nổ sự sống, sự kiện gần như phủ kín Trái Đất với một loạt tổ tiên của các ngành sinh vật hiện đại ta đang biết.
Các nhóm động vật có xương sống, động vật thân mềm, động vật chân đốt và nhiều dạng sinh vật sống khác sinh sôi thịnh vượng tại kỷ Ordovic, cho tới khi sự sống chịu một đòn đau từ một yếu tố bí ẩn.
Sự kiện bùng nổ sinh học Ordovic 467 triệu năm trước là sự gia tăng đa dạng sinh học lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử Trái Đất.
Hồ sơ địa chất và hóa thạch tiết lộ nó có vẻ liên quan mật thiết đến một thời kỳ lạnh đi của Trái Đất, một kỷ băng hà mà nguyên nhân đến từ ngoài hành tinh.
Cụ thể, đó là một vụ va chạm giữa tiểu hành tinh khổng lồ, giải phóng một lượng lớn bụi không gian bao vây Trái Đất, chặn bớt ánh nắng mặt trời và khiến thời tiết lạnh đi.
Nghiên cứu từ năm 2019 cho rằng đó là 2 tiểu hành tinh lớn thuộc về vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, vụ va chạm lớn đến nỗi bụi đã di chuyển rất xa trong hệ Mặt Trời.
Nghiên cứu mới do nhà địa chất Jan Audun Ramussen từ Bảo tàng Mors (Đan Mạch) và nhà địa chất - cổ sinh vật học Nicolas Thibault từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch) dẫn đầu đã củng cố thêm luận điểm này.
Họ phát hiện ra rằng vụ va chạm tiểu hành tinh có thật và đã làm bắn thiên thạch xuống địa cầu một thời gian, nhưng nó lại không phải thứ kích thích sự kiện bùng nổ sinh học.
Kết quả phân tích kỹ lưỡng các hóa thạch từ đáy biển trầm tích tại Steinsodden (Na Uy), được bảo quản trong các lớp đá vôi, họ xác định tình trạng lạnh đi của Trái Đất và vụ bùng nổ sinh học đã bắt nguồn hàng trăm ngàn năm trước vụ va chạm tiểu hành tinh.
Thời điểm bắt đầu kỷ băng hà là 469,2 triệu năm trước và khí hậu tiếp tục lạnh thêm trong 200.000 năm sau, khiến băng bắt đầu hình thành ở Nam Cực (châu lục này từng là châu lục xanh trong quá khứ).
Nhóm nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân dẫn đến kỷ băng hà này là sự thay đổi của quỹ đạo Trái Đất - hình elip trở nên thuôn dài hơn một tí - kết hợp với sự thay đổi độ nghiêng trục, một điều rất hay xảy ra.
Nhưng điều đó cũng không có nghĩa bụi ngoài hành tinh không ảnh hưởng đến Trái Đất. Tiến sĩ Rasmussen khẳng định bụi từ vụ va chạm cổ đại không những không kích hoạt bùng nổ sinh học mà còn trở thành phanh hãm cho sự tiến hóa của các loài. Vì vậy thứ gì đã sinh ra loạt sinh vật cổ quái thời kỳ Ordovic vẫn là một câu đố cần nghiên cứu thêm.