Theo nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học do giáo sư Valentina Zharkova thuộc Đại học Northumbria (Anh) dẫn đầu đưa ra kết luận đáng báo động trên khi họ chạy mô hình tính toán từ trường của Mặt trời.
Theo mô hình tính toán này thì Mặt trời của chúng ta sẽ rơi vào chu kỳ giảm hoạt động trong 33 năm từ năm 2020 tới 2053, khiến nhiệt độ toàn cầu giảm xuống nhanh chóng và rơi vào một kỷ băng hà ngắn.
Theo đó, kỷ băng hà ngắn này sẽ tái tập lại hiện tượng giống như những năm 1600, thời kỳ này được biết đến với tên gọi là Maunder Minimum. Maunder Minimum gần đây nhất diễn ra từ năm 1645 tới năm 1715, nhiệt độ xuống thấp tới nỗi sông Thames ở London cũng bị đóng băng.
|
Trái đất sẽ rơi vào kỷ băng hà ngắn. Ảnh: Một thế giới |
Bà Zharkova cho hay đợt Maunder Minimum lần này sẽ ngắn hơn đợt trước, nhưng mức độ ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống con người không hề thấp.
"Điều này sẽ lặp lại khoảng 350 - 400 năm một lần khi Mặt trời rơi vào chu kỳ hoạt động yếu", bà Zharkova giải thích. Nhà khoa học cho hay Trái đất có một "cơ chế tự nhiên" để vượt qua chu kỳ băng hà này "trong hàng tỉ năm qua".
Tuy nhiên, đối với loài người thì đây là một thời kỳ cực kỳ nguy hiểm vì một số loài cây trồng sẽ "không thể phát triển tốt" tức nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng có thể diễn ra trên toàn cầu.
"Vấn đề là chúng ta sẽ phải vượt qua chu kỳ hoạt động thấp trong 30 năm tới vì tôi tin rằng thời kỳ này thực vật sẽ kém phát triển. Nếu có ít năng lượng mặt trời, lượng bức xạ cũng như nhiệt độ giảm khiến cho rau và lúa mì không phát triển tốt, điều này có thể khiến chúng ta thiếu một số lương thực quan trọng", bà Zharkova nói.
Bà Zharkova cho hay mô hình dự đoán chu kỳ hoạt động của Mặt trời do bà và các cộng sự phát triển đo độ chính xác tới 97%.
Trong khi đó, David Dilley, Giám đốc điều hành của trung tâm dự báo khí hậu Global Weather Oscillations cho hay lần Maunder Minimum này có thể sẽ có tác động xấu hơn nhiều khi kết hợp với một yếu tố khí hậu "nguy hiểm khác".
Cụ thể ông Dilley cho hay vào năm 2019 Trái đất sẽ bước vào một chu kỳ lạnh giá tự nhiên kéo dài 120 năm, chu kỳ này xảy ra khoảng 230 năm một lần, ngăn chặn xu hướng nóng lên toàn cầu. Với sự kết hợp của hai hiện tượng làm giảm nhiệt độ trung bình này, thời tiết có thể diễn biến tiêu cực hơn và mùa đông sẽ lạnh hơn.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học khác lại cho ý kiến ngược lại rằng đây là điều đáng mong chờ vì tiểu băng hà sẽ làm giảm tốc độ ấm lên của Trái Đất.
Mặc dù vậy, Michael Brown, giáo sư thiên văn học tại Đại học Monash, Úc lại cho rằng, kỳ tiểu băng hà không làm thay đổi tình trạng nóng lên của Trái Đất dù sự nóng lên hiện nay có thể khiến kỳ tiểu băng hà diễn ra khác đi so với các lần trước.
Brown cho hay: "Tôi cho rằng kỳ tiểu băng hà sẽ không làm thay đổi nhiều khí hậu trên Trái đất hiện nay". Trái lại, bà Zharkova lại tin rằng kỳ tiểu băng hà sẽ khiến hiện tượng Trái đất nóng lên bị chậm lại, thậm chí đảo ngược".
Brown còn bổ sung thêm rằng, Maunder Minimum và kỳ tiểu băng hà có thể diễn ra một cách rất phức tạp với nguyên nhân khác nhau mà theo ông thì hoạt động của núi lửa đóng vai trò quan trọng không kém.
Bà hy vọng hiện tượng tiểu băng hà có thể góp phần quan trọng trong việc ngăn cản quá trình Trái đất nóng lên, giúp con người có thể thời gian ít nhất là 30 năm để tìm ra giải pháp và cụ thể hóa thành hành động nhằm ngăn chặn hiện tượng biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu của bà cho biết Mặt trời sẽ yếu đi tới 60% vào năm 2030, điều từng xảy ra vào kỳ tiểu băng hà năm 1645.
Vài tháng trước, NASA cũng công bố một nghiên cứu chỉ ra kết quả cho thấy lượng băng Nam Cực đang đóng băng nhiều hơn tốc độ tan. Nghiên cứu được công bố với tiêu đề "Mass gains of the Antarctic ice sheet exceed losses" do nhóm nghiên cứu tới từ NASA’s Goddard Space Flight Center mà trong đó nguyên nhân của hiện tượng này vẫn là một ẩn số.