Ếch châu Âu (Rana temporaria) nổi tiếng là loài sinh sản bùng phát. Chúng thường tập trung hàng chục con để giao phối trong ao. Số lượng ếch đực thường đông hơn so với ếch cái. Thậm chí, có khi 6 con đực hoặc nhiều hơn có thể cạnh tranh nhau để leo lên lưng ếch cái cùng một lúc.
Điều đó có thể dẫn tới con cái mất mạng trong khối cầu ếch khổng lồ bao vây nó. Để đối mặt với tình trạng này, ếch cái đã có tuyệt chiêu của mình.Các nhà nghiên cứu phát hiện ếch cái phát triển một số cách để tránh giao phối, bao gồm lăn lộn, kêu lẩm bẩm và thậm chí giả chết. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Royal Society Open Science.Trong số 54 con ếch cái bị ếch đực tiếp cận, 83% phản ứng bằng cách nằm ngửa lưng. Cách này khiến con đực ở dưới nước và buộc phải nhả ếch cái ra để tránh chết đuối.Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện 48% ếch cái bị ếch đực leo lên lưng phát ra tiếng gầm gừ và tiếng rít the thé. Tiếng gầm gừ mô phỏng tiếng kêu mà ếch đực thường tạo ra để xua đuổi con đực khác.
Theo nghiên cứu, 1/3 số ếch cái nằm bất động với tứ chi dang rộng trong khoảng hai phút sau khi bị ếch đực tóm trúng.
Theo các nhà khoa học, việc ếch cái giả chết cũng có thể là phản ứng tự động trước áp lực chứ không phải hành động có ý thức. Ảnh minh họa.
Các nhà khoa học phát hiện, hành vi giả chết thường diễn ra ở ếch nhỏ tuổi hơn là ếch già. Cũng có thể chúng trải qua ít mùa giao phối nên thường bị căng thẳng hơn khi có con đực đến.Theo thời gian, ếch cái càng có xu hướng né tránh giao phối và lựa chọn bạn tình nghiêm ngặt.
Chiến thuật giả chết để tránh con đực không mong muốn xuất hiện ở nhiều loài động vật khác, chứ không chỉ riêng với ếch.
Việc hiểu rõ hành vi giao phối của loài vật có thể giúp các nhà khoa học có thể hỗ trợ nỗ lực bảo tồn trong tương lai.
Video: Kỳ lạ loài chim ngốc nghếch nhất thế giới và không hề biết bay.
Ếch châu Âu (Rana temporaria) nổi tiếng là loài sinh sản bùng phát. Chúng thường tập trung hàng chục con để giao phối trong ao.
Số lượng ếch đực thường đông hơn so với ếch cái. Thậm chí, có khi 6 con đực hoặc nhiều hơn có thể cạnh tranh nhau để leo lên lưng ếch cái cùng một lúc.
Điều đó có thể dẫn tới con cái mất mạng trong khối cầu ếch khổng lồ bao vây nó. Để đối mặt với tình trạng này, ếch cái đã có tuyệt chiêu của mình.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ếch cái phát triển một số cách để tránh giao phối, bao gồm lăn lộn, kêu lẩm bẩm và thậm chí giả chết. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Royal Society Open Science.
Trong số 54 con ếch cái bị ếch đực tiếp cận, 83% phản ứng bằng cách nằm ngửa lưng. Cách này khiến con đực ở dưới nước và buộc phải nhả ếch cái ra để tránh chết đuối.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện 48% ếch cái bị ếch đực leo lên lưng phát ra tiếng gầm gừ và tiếng rít the thé. Tiếng gầm gừ mô phỏng tiếng kêu mà ếch đực thường tạo ra để xua đuổi con đực khác.
Theo nghiên cứu, 1/3 số ếch cái nằm bất động với tứ chi dang rộng trong khoảng hai phút sau khi bị ếch đực tóm trúng.
Theo các nhà khoa học, việc ếch cái giả chết cũng có thể là phản ứng tự động trước áp lực chứ không phải hành động có ý thức. Ảnh minh họa.
Các nhà khoa học phát hiện, hành vi giả chết thường diễn ra ở ếch nhỏ tuổi hơn là ếch già. Cũng có thể chúng trải qua ít mùa giao phối nên thường bị căng thẳng hơn khi có con đực đến.
Theo thời gian, ếch cái càng có xu hướng né tránh giao phối và lựa chọn bạn tình nghiêm ngặt.
Chiến thuật giả chết để tránh con đực không mong muốn xuất hiện ở nhiều loài động vật khác, chứ không chỉ riêng với ếch.
Việc hiểu rõ hành vi giao phối của loài vật có thể giúp các nhà khoa học có thể hỗ trợ nỗ lực bảo tồn trong tương lai.
Video: Kỳ lạ loài chim ngốc nghếch nhất thế giới và không hề biết bay.